Trong đó, mặt lợi nhuận, chúng ta không được bao nhiêu, nhưng hậu quả lại tương đối lớn thể hiện ở chỗ phải dành diện tích tương đối lớn để xây dựng, làm các trang trại thành những nơi nuôi lớn, dẫn tới ô nhiễm môi trường. Đúng là chúng ta có được một số công ăn việc làm, nhưng thực tế chỉ là hình thức lấy công để làm lãi, nên tôi cho rằng đã đến lúc mình cần tiến tới chủ động trong chăn nuôi, tự tiêu thụ được sản phẩm do mình làm ra, không còn phải phụ thuộc vào nước ngoài và chúng ta hoàn toàn có thể làm được.
Anh Cao Tiến Sĩ chăm sóc đàn lợn trong gia trại tại xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội. Ảnh: Đ.D |
Trên thực tế, các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài họ nhìn thấy nền nông nghiệp của mình còn chưa phát triển, lao động dồi dào, đất đai ở các địa phương còn có thể mở rộng được, giá lao động cũng rẻ, người dân thì cần cù, dễ tính nên họ họ thấy đây là cơ hội và vào mở trang trại theo hình thức gia công. Hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài có thể tổ chức hàng trăm, hàng nghìn điểm chăn nuôi ở Việt Nam với hiệu quả mang lại rất lớn, vì họ phải bỏ ra không đáng bao nhiêu tiền về đầu tư ban đầu, cũng như hỗ trợ cho các trang trại. Ngược lại, họ mua những sản phẩm do mình làm gia với giá rất thấp, nhưng lại bán ra nước ngoài hoặc hệ thống phân phối ngay trong nước mình lại được với giá cao, sản lượng lớn.
Do đó, tôi cho rằng, nhà nước nên có cách nhìn nhận, đánh giá lại chỉ những mặt hàng nào chúng ta không sản xuất được như công nghệ cao thì mới cần liên doanh, liên kết hoặc hợp tác với nước ngoài, còn với chăn nuôi chúng ta hoàn toàn có thể chủ động được, thì không có lý gì mình lại không làm. Theo tôi, mình nên có các giải pháp để người dân làm chủ được trong vấn đề chăn nuôi, rồi tự chủ được trong vấn đề sản xuất các loại nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi…
Theo: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn