06:16 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giúp Cần Giờ xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 26/05/2014 21:42
Thực hiện chủ trương chung về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, huyện Cần Giờ đã có nhiều cố gắng nhằm đạt được các tiêu chí đã đề ra. Tuy nhiên, với vị trí địa lý đặc thù, thiếu thốn nhiều nguồn lực cơ bản, cho nên vùng đất ven biển thuộc thành phố này vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, rất cần nhiều sự giúp đỡ thiết thực...
Đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố ký kết giúp đỡ huyện Cần Giờ xây dựng nông thôn mới.

Đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố ký kết giúp đỡ huyện Cần Giờ xây dựng nông thôn mới.

Cần Giờ là huyện ven biển nằm cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 70 km về hướng đông nam. Là phần nối dài của thành phố ra Biển Đông, Cần Giờ có quỹ đất rất phong phú, chưa được khai thác, rất thuận lợi cho việc quy hoạch phát triển lâu dài, bền vững.

Thực hiện Chương trình xây dựng NTM của thành phố đến năm 2020, Cần Giờ là một trong những địa phương được thành phố quan tâm, chú trọng nhằm nâng tầm phát triển cho huyện trong tương lai gần. Về phía địa phương, Cần Giờ cũng đã cam kết đến năm 2015 sẽ trở thành huyện NTM.

Thế nhưng, mới đây, khi cùng đoàn công tác của Đảng ủy Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh khảo sát tại xã đảo Thạnh An, chúng tôi nhận thấy cuộc sống của người dân ở xã đảo còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Thạnh An Võ Hoàng Kiệt cho biết: Toàn xã có 1.150 hộ thì có đến 550 hộ nghèo. Hoạt động sản xuất của người dân trong xã chủ yếu là đánh bắt thủy, hải sản thuê cho nên thu nhập bấp bênh. Giao thông đi lại với đất liền gặp nhiều khó khăn khi phải mất 45 phút để di chuyển bằng ghe từ đất liền ra xã đảo này. Nhiều lao động nữ trên đảo không có việc làm dù xã đã nhiều lần liên hệ với các cơ sở gia công, doanh nghiệp, nhưng do cách trở địa lý cho nên không mấy đơn vị mặn mà.

Giữa trưa nắng gắt, đoàn công tác vào thăm gia đình ông Dương Minh Hòa ở tổ 8, ấp Thạnh Hòa. Chỗ trú ngụ của năm người trong gia đình ông rất tạm bợ, vách nhà được che bằng những tấm bạt tơi tả, tấm này chồng lên tấm kia. Ông Hòa cho hay: Gia đình ông sống trong căn nhà lụp xụp này đã 10 năm rồi. Nắng thì nóng nực, mưa thì dột, nước chảy khắp nơi. Do hoàn cảnh khó khăn, hai đứa con ông chưa học xong THPT cũng phải nghỉ học để vào thành phố làm thuê kiếm tiền phụ giúp cha mẹ.

Ở xã đảo Thạnh An, trường hợp như gia đình ông Hòa không phải là cá biệt. Là một trong những đơn vị tham gia hỗ trợ chương trình xây dựng NTM tại xã Thạnh An, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh Trần Văn Lê Hà cho biết: Qua khảo sát và xác minh, đơn vị sẽ tổ chức xây dựng mới, sửa chữa 109 ngôi nhà cho các hộ dân tại đây. Dù kế hoạch kéo dài tới năm 2015, nhưng để người dân sớm có chỗ ở ổn định, Tổng Công ty sẽ đẩy nhanh tiến độ và sẽ hoàn thành ngay trong năm 2014 này. Theo đó, đơn vị này sẽ xây mới 65 căn nhà, mỗi căn trị giá 50 triệu đồng; sửa chữa 44 căn nhà, mỗi căn trị giá từ 20 đến 30 triệu đồng để giúp đỡ người dân.

Không chỉ ở xã Thạnh An, việc xây dựng NTM tại các xã khác ở Cần Giờ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo ông Đoàn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện, ngoài xã Lý Nhơn đã đạt 17 trong số 19 tiêu chí xây dựng NTM, thì các xã khác như: Bình Khánh, An Thới Đông, Long Hòa, Tam Thôn Hiệp... đều chỉ mới đạt gần một nửa số tiêu chí so với yêu cầu đề ra. Trong đó, hầu hết những tiêu chí còn lại đều rất khó hoàn thành nếu như không có sự giúp đỡ tích cực từ các doanh nghiệp, các ban, ngành đoàn thể. Đơn cử như: Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, toàn huyện còn gần 7.000 hộ nghèo (theo chuẩn 16 triệu đồng/năm, chiếm hơn 39%); tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên chỉ đạt gần 75% (theo chuẩn là 90%); sản xuất chủ yếu theo dạng cá thể, nhỏ lẻ, hộ gia đình; các loại hình tổ chức sản xuất như doanh nghiệp, hợp tác xã còn ít... Điều này sẽ tác động đến phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động (tiêu chí 10 đến 13).

Đồng chí Đoàn Văn Sơn cũng cho rằng, nguyên nhân của những thực trạng này là do việc tuyên truyền xây dựng NTM của huyện chưa có sức lan tỏa mạnh mẽ; đời sống người dân còn thấp, chênh lệch khá cao so với các địa phương khác ở thành phố. Nhất là, nguồn nhân lực chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao, quy mô kinh tế còn nhỏ nên rất hạn chế trong việc huy động nguồn lực tại chỗ để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Bài và ảnh: Quang Quý
Nguồn nhandan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 414


Hôm nayHôm nay : 33701

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 551203

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70778518