12:56 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Nội: 70 xã sẽ về đích trong năm 2013

Thứ bảy - 02/03/2013 02:52
Trong năm 2013, TP. Hà Nội đã đặt mục tiêu sẽ có ít nhất 70 xã hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (NTM). Hiện huyện Từ Liêm đang là địa phương dẫn đầu với 4 xã đã cơ bản đạt đủ 19 tiêu chí NTM.

 

Phải hợp lòng dân

Trên thực tế, sau 3 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn TP.Hà Nội đã cho thấy một kinh nghiệm rõ nét, đó là những nơi nào hợp lòng dân thì dễ thành công.

Chính điều đó đã đem lại kết quả bước đầu khi đến thời điểm này, toàn thành phố đã có 8/19 xã điểm đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí là: Thụy Hương (Chương Mỹ), Đa Tốn (Gia Lâm), Liên Mạc (Mê Linh), Yên Sở (Hoài Đức), Đại Đồng (Thạch Thất), Tây Tựu (Từ Liêm), Mai Đình (Sóc Sơn), Xuân Nộn (Đông Anh); còn lại 11 xã đạt từ 14-18 tiêu chí.

Người dân ở xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội) tập trung phát triển sản xuất để xây dựng NTM.

Đặc biệt, có 4 xã không thuộc diện làm điểm cũng "cán đích" sớm là Đông Ngạc, Minh Khai, Xuân Đỉnh (Từ Liêm) và Đông Mỹ (Thanh Trì). Như vậy, hiện Hà Nội đã có 12 xã NTM. Điểm nổi bật của Hà Nội là toàn thành phố đã huy động được nguồn lực tổng hợp với tổng kinh phí đầu tư khoảng trên 8.500 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp hơn 426 tỷ đồng, không kể người dân hiến hàng nghìn mét vuông đất và hàng chục nghìn ngày công lao động.

Theo ông Lê Văn Thư - Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm - địa phương có 4 xã NTM, để có được kết quả đó là do huyện đã chỉ đạo sát sao, xây dựng kế hoạch cụ thể, huy động được sức dân tham gia xây dựng NTM. Huyện đã ban hành 16 đề án, chuyên đề phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng và xây dựng NTM, trong đó có 2 đề án về kinh tế, 3 đề án về văn hóa giáo dục, 2 đề án về môi trường, 1 đề án về quy hoạch đô thị…

Đặc biệt, huyện đã ban hành và thực hiện đề án "Vận động toàn dân chung sức xây dựng NTM", lấy chi ủy thôn, tổ dân phố, ban công tác mặt trận, các chi hội đoàn thể làm nòng cốt để tổ chức vận động nhân dân tham gia. Thông qua các cuộc vận động, người dân đã hăng hái tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn như: Cải tạo, duy tu công trình thủy lợi, duy trì vệ sinh môi trường, cải tạo hệ thống điện… với tổng kinh phí lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Vẫn còn nhiều thách thức

Triển khai 4 giải pháp

Để đạt kế hoạch xây dựng NTM trong năm 2013, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU Nguyễn Công Soái cho rằng, cần thực hiện tốt 4 giải pháp, đó là: Tiếp tục tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình 02 để người dân thực sự là chủ thể trong xây dựng NTM; Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM từ thành phố đến cơ sở, xác định đây là nhân tố quan trọng quyết định thành công trong xây dựng NTM; Huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là vận động người dân và các doanh nghiệp tham gia; Phát huy hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị trong xây dựng NTM.

Mặc dù đã có những kết quả bước đầu, song theo đánh giá, công cuộc xây dựng NTM hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn.

Theo TS Hoàng Thanh Vân- Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội, trong xây dựng NTM, vẫn còn 4 tồn tại lớn, đó là: Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa đầy đủ nên tiến độ thực hiện ở một số xã, huyện chậm; Nguồn lực chưa bảo đảm, việc huy động kinh phí đóng góp của dân và doanh nghiệp còn hạn chế; Các dự án phát triển sản xuất còn lúng túng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm nên thu nhập của nông dân vẫn thấp; Việc lập đề án vẫn chưa sát thực tế, còn khoán trắng vào tư vấn nên tính khả thi chưa cao.

Trong khi đó, theo Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Xuân Việt, trong xây dựng NTM của Hà Nội vẫn còn những hạn chế như: Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, thiếu bền vững, chưa khai thác hết tiềm năng của đất đai; Số lượng mô hình và điển hình tiên tiến, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao còn quá ít, việc triển khai nhân ra diện rộng còn hạn chế; Chưa tạo dựng được thương hiệu nông sản xứng tầm, sản phẩm vẫn chưa được chế biến, bảo quản nên giá trị thấp, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư.

Nhìn chung hạ tầng kinh tế kỹ thuật nông thôn còn thấp, chưa đồng đều, chưa đáp ứng sản xuất thâm canh và phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân; Đời sống và thu nhập của nông dân vẫn thấp, không ổn định, nhiều lao động thiếu việc làm….

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 261

Máy chủ tìm kiếm : 17

Khách viếng thăm : 244


Hôm nayHôm nay : 64499

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1132983

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60141306