Để có được thành quả đó, sau khi hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhằm tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, Đan Phượng đã bắt tay ngay vào xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu với mong muốn từ những mô hình, những cách làm mới sẽ nâng cao chất lượng đời sống, xă hội, vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, để nông thôn thực sự trở thành những nơi đáng sống.
Huyện đã bám sát theo 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng lồng ghép thêm những nét rất riêng của địa phương. Đó là “Sản xuất phát triển, đường có hoa, nhà có số, hạ tầng kiên cố, cán bộ nâng tầm, nhân dân ủng hộ”.
Cùng với đó huyện tập trung vào lợi thế làng nghề để mở rộng, phát triển các điểm công nghiệp làng nghề nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.
Nhiều con đường trong xóm ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng được trang trí rất đẹp (Ảnh: Lê Hà) |
Cụ thể, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Hiện toàn huyện đã chuyển đổi thêm được 91 héc-ta, gồm 37 héc-ta hoa, 24,5 héc-ta rau an toàn, 20,5 héc-ta cây ăn quả…
Hoàn thành dự án xây dựng nhà lưới trồng rau an toàn tại trường Mầm non Phương Đình và trường mầm non Thọ Xuân. Hướng dẫn HTX Rau an toàn Phương Đình xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn….
Kế hoạch triển khai trên tất cả các xã, nhưng tập trung làm điểm ở 3 xã gồm Đan Phượng, Song Phượng và Liên Trung. Trọng tâm là xã hội hóa xây dựng đường trồng hoa, gắn biển số nhà. Đến nay, các xã đã triển khai tuyên truyền, vận động nhân dân trồng hoa trên các đoạn đường thôn, xã.
Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Nguyễn Tất Thắng cho biết, năm 2018, huyện phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại 3 xã: Đan Phượng, Song Phượng và Liên Trung để tổng kết, rút kinh nghiệm nhân rộng ra toàn huyện.
Mô hình trang trại rau hữu cơ luôn được huyện Đan Phượng ưu tiên phát triển (Ảnh: Lê Hà) |
Bên cạnh duy trì các tiêu chí nông thôn mới, việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân được xem là giải pháp cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới.
Nhiều địa phương đã tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng thương hiệu cho nông sản; đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ, dạy nghề, tạo việc làm cho lao động. Trong năm 2018, huyện tiếp tục tập trung hỗ trợ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1%.
Đan Phượng là địa phương đầu tiên của Thủ đô Hà Nội được công nhận huyện nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015. Bước sang giai đoạn 2016-2020, các xã trong huyện vẫn đang tiếp tục phát động phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” nhằm từng bước xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2 của Hà Nội. |
Hà Phong/laodongthudo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn