Ông Nguyễn Viết Khoa – Chủ tịch UBND xã Nam Hồng (Đông Anh, Hà Nội) đã bày tỏ sự lo lắng như trên khi nói về việc xây dựng nông thôn mới (NTM) của xã mình.
Ưu tiên quy hoạch sản xuất nông nghiệp
Ông Khoa cho hay, là xã thuần nông, để tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân, khi quy hoạch NTM, Nam Hồng đã rất chú trọng đến quy hoạch vùng sản xuất, đặc biệt là việc đưa các cây trồng có chất lượng, giá trị cao vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa.
Chị Nguyễn Thị Hường, thôn Tằng My trồng RAT thu nhập từ 12 – 15 triệu đồng/sào/năm. |
Bên cạnh đó, xã khuyến khích người dân phát triển trang trại, tạo điều kiện cho người dân thuê đất lâu dài. Chính vì vậy, sau hơn 2 năm xây dựng NTM, Nam Hồng đã chuyển đổi được 107ha lúa kém hiệu quả sang sản xuất rau an toàn (RAT), trồng cây ăn quả và 34ha làm trang trại nuôi trồng thủy sản,với 38 trang trại, trong đó 19 trang trại được huyện phê duyệt.
Chị Nguyễn Thị Hường, thôn Tằng My 2 năm nay đã chuyển 4/8 sào lúa sang trồng RAT, đang thu hoạch bầu canh, chị Hường cho hay: “Khi xây dựng NTM, xã đã quy hoạch riêng vùng sản xuất RAT, cùng bà con đầu tư hệ thống đường bê tông nội đồng, kênh mương thủy lợi, nên rất thuận tiện trong việc canh tác, thu hoạch. Mới chỉ hơn 3 năm, nhưng trang trại hơn nửa ha của anh Ngô Văn Chí, thôn Đìa đã đâu vào đấy. “Với hơn 5.400m2, tôi chia ra 1.000m2 làm ao thả cá, xây chuồng nuôi lợn, còn lại tôi trồng 100 cây bưởi Diễn, hơn 100 cây ổi, 80 cây nhãn chín muộn. Riêng ổi vụ vừa rồi tôi thu gần 30 triệu đồng” – anh Chi cho hay.
“Từ năm 2010 đến nay, Nam Hồng đã đầu tư gần 200 tỷ để xây dựng NTM, trong đó hơn 166 tỷ đồng từ đấu giá đất. Để hoàn thành 5 tiêu chí còn lại, xã cần hơn 100 tỷ đồng, trong đó vốn của xã khoảng 66 tỷ đồng”. |
Tính đến nay, Nam Hồng đã đạt 14/19 tiêu chí, 5 tiêu chí chưa đạt là: Giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, trường học và môi trường. Điều đáng nói là, cả 5 tiêu chí này đều cần tiền. Từ năm 2010 đến nay, bằng việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, dịch vụ, Nam Hồng đã rút tỷ lệ hộ nghèo từ 3,15%, xuống 2,9%, tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 52%, xuống 23%, nâng thu nhập bình quân đầu người từ 21 triệu đồng/người/năm, lên 26 triệu đồng/người/năm…
Để đạt được những kết quả trên, xã vận động người dân góp hơn 1,2 tỷ đồng, hiến 550m2 đất và khoảng 415 ngày công. Ngoài ra, xã còn huy động các doanh nghiệp hỗ trợ hơn 9,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo như ông Khoa, do đời sống kinh tế của người dân trong xã còn khó khăn, nên với mức huy động như vậy đã là quá sức, nên việc hoàn thành giao thông, thủy lợi gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nếu so với quy định mới xã đang bị tụt giảm tiêu chí y tế, do không đủ các thiết bị. “Xã còn khoảng 10km đường giao thông chưa được bê tông và hơn 20km kênh mương nội đồng chưa được cứng hóa. Thiếu một dãy nhà trường THCS, một nhà văn hóa xã, tổng đầu tư khoảng hơn 20 tỷ đồng…”- ông Khoa cho hay.
Cũng theo ông Khoa, xã đã dành 2.000m2 đất đấu giá lấy tiền đầu tư vào các hạng mục, tiêu chí còn lại. Tuy nhiên, do biến động của kinh tế, thị trường bất động sản, sau nhiều phiên đấu giá vẫn không đủ số hồ sơ theo quy định, nên cuộc đấu giá không thành. “Giá đất đầu giá đã giảm hơn nửa so với năm ngoái, nhưng vẫn không có người mua. Giờ chúng tôi rất khó huy động, vì sức dân đã kiệt. Nếu không đấu giá được đất, xã rất khó về đích”- ông Khoa tâm sự.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn