* Bạc Liêu phấn đấu năm 2015 có gần ba nghìn hộ thoát nghèo Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Lâm Ðồng đã huy động hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ nguồn vốn đầu tư nêu trên, chương trình xây dựng nông thôn mới của Lâm Ðồng đã đạt nhiều kết quả khả quan. Tỉnh có 25 xã đạt tất cả 19 tiêu chí nông thôn mới. Trong năm 2015, Lâm Ðồng đặt mục tiêu có 43 xã đạt chuẩn nông thôn mới và huyện điểm Ðơn Dương đạt chuẩn huyện nông thôn mới. |
Ðể thực hiện được mục tiêu đó, tỉnh tập trung thực hiện sáu nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tập trung các nguồn lực để phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế... gắn với nâng cao chất lượng đời sống của người dân; phát triển sản xuất gắn với tổ chức lại sản xuất và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Ðồng thời đẩy mạnh thực hiện bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa và giữ vững an ninh, trật tự xã hội khu vực nông thôn... * Từ vận động các cơ quan, đơn vị đỡ đầu và đóng góp vào Quỹ an sinh xã hội, năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã giúp được 3.137 hộ thoát nghèo, đầu tư xây dựng hai tuyến đường, tám cầu nông thôn, ba điểm trường học và xây dựng 2.515 căn nhà ở cho gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo. Năm 2015, tỉnh Bạc Liêu đặt chỉ tiêu giảm 2.950 hộ nghèo và 4.300 hộ cận nghèo. Ðể đạt được mục tiêu đó, tỉnh triển khai, thực hiện nhiều giải pháp xóa nghèo bền vững như vận động doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các cơ quan đoàn thể nhận đỡ đầu hộ nghèo, hộ cận nghèo; gắn công tác giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Ðồng thời rà soát phân loại, tìm hiểu nguyên nhân gây nghèo, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp thích hợp giúp đỡ cụ thể từng hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tiếp tục rà soát diện tích đất bãi bồi vùng ven biển của các tổ chức, cá nhân chưa được khai thác sử dụng hết, thu hồi, điều chỉnh những diện tích sử dụng không hợp lý để hỗ trợ những hộ chính sách, hộ nghèo thiếu đất sản xuất. Bên cạnh đó, tỉnh tập trung dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, giúp hộ nghèo có tay nghề, vốn, phương tiện, công cụ sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Tỉnh cũng khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng cơ sở sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế trang trại, phát triển các ngành nghề truyền thống, tạo việc làm cho lao động tại chỗ, thu hút lao động vào làm việc, có thu nhập ổn định, từng bước vươn lên thoát nghèo... Theo: nhandan.com.vn |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn