20:07 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lời khuyên đầu năm của Thống đốc NHNN

Thứ sáu - 31/01/2014 19:36
Trong sự bận rộn của những ngày đầu năm, Thống đốc Nguyễn Văn Bình vẫn dành cho Báo Điện tử Chính phủ cuộc trao đổi về những mục tiêu của NHNN năm 2014. Ông có lời khuyên rằng người dân hoàn toàn có thể tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng, vừa ích nước vừa lợi nhà.

Nhân dịp bước sang năm 2014, xin Thống đốc cho biết mục tiêu của NHNN trong năm là gì?

Người dân hoàn toàn có thể tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng, vừa ích nước vừa lợi nhà. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Năm 2014, ngoài việc tiếp tục triển khai các nội dung như thời gian qua, NHNN đặc biệt chú trọng thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014.

Trong đó, cho năm 2014, NHNN sẽ tăng cường phối hợp với Bộ Tài chính tập trung phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa. Cùng với đó, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, như kiềm chế được lạm phát nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách không quá 5,3%, tạo thêm nguồn lực ngân sách, tăng tổng cầu toàn xã hội.

NHNN xác định, "công khai – minh bạch – rõ ràng" là tiêu chí hết sức quan trọng trong hoạt động của ngân hàng Trung ương của bất kỳ nước nào. Trong những năm vừa qua, phải nói là Ngân hàng Trung ương đã đẩy mạnh công tác này. Trong năm 2014, bên cạnh việc điều hành chính sách, chúng tôi sẽ tiếp tục nâng lên một bước việc minh bạch thông tin, tăng cường cung cấp thông tin chính thống, định hướng đúng đắn cho thị trường, tăng thêm lòng tin của người dân vào điều hành chính sách.

Chúng tôi cũng cố gắng nâng cao khả năng dự báo, hoạch định chính sách, dẫn dắt thị trường theo đúng với tiêu chí, mục tiêu đặt ra.

Tại Hội nghị ngành Ngân hàng vừa qua, Thủ tướng cũng đã nhấn mạnh việc khắc phục tình trạng sở hữu chéo không lành mạnh. Thực tế, sở hữu chéo trong hệ thống NH là vấn đề không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước trong khu vực. Do đó, thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung chống sở hữu chéo lợi dụng đòn bẩy tài chính dẫn tới sự lũng đoạn của một hoặc nhiều TCTD, phục vụ nhóm lợi ích.

Về thể chế, các văn bản quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn, tỷ lệ góp vốn, chúng tôi sẽ nâng cao thêm tỷ lệ này để các TCTD áp dụng triệt để hơn thông qua thanh tra giám sát buộc các TCTD thực hiện nghiêm túc các quy định.

Trong năm 2014, con số thống kê nợ xấu và xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng sẽ còn được dư luận quan tâm, nhất là khi áp dụng Thông tư 02 có hiệu lực từ 1/6, xin Thống đốc cho biết ý kiến của ông?

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro có những quy định tiếp cận rất tốt với các chuẩn mực, các thông lệ quốc tế trong việc phân loại nợ xấu, đảm bảo các tỷ lệ an toàn và hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD).

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một số yêu cầu của Thông tư 02 hơi cao hơn so với khả năng thực tiễn của nền kinh tế, cũng như tình hình tài chính của các TCTD cũng như các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Để nâng cao chuẩn mực trong quản trị rủi ro, NHNN vẫn quyết định áp dụng Thông tư 02 kể từ ngày 1/6/2014. Tuy nhiên, căn cứ thực tế, chúng tôi sẽ xem xét một số tiêu chí, nội dung đặt ra lộ trình áp dụng cụ thể cho phù hợp để các doanh nghiệp, các TCTD của Việt Nam được tiếp cận và có thời gian để chuẩn bị từng bước áp dụng quy định này.

Vấn đề nợ xấu là một vấn đề lâu dài, phải xử lý liên tục, nhưng chỉ có điều các bước sau thì chất lượng được nâng cao hơn so với các bước trước. Tôi có thể khẳng định rằng những tiền đề để chúng ta xử lý trong năm 2014 sẽ là tốt hơn so với năm 2013. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng trong năm 2013 đang được xử lý bằng nhiều giải pháp như: Trích lập dự phòng rủi ro, tái cơ cấu lại nợ, thành lập Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)… Các mắt xích yếu kém nhất có thể gây ra đổ vỡ lan truyền của hệ thống đã dần được khắc phục. Nhưng các yếu kém của các TCTD vẫn còn do vậy ta phải nâng cao chất lượng tái cơ cấu. 

Chủ trương chung của Chính phủ cũng như NHNN là khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài mua nợ xấu VAMC, sự hấp dẫn của VAMC ở chỗ là các khoản nợ xấu đã được cơ cấu lại rõ ràng và các tài sản đi kèm với nó đảm bảo cơ sở pháp lý đây là tiền đề minh bạch thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, tôi cho rằng cốt lõi để xử lý nợ xấu là sự khởi sắc của nền kinh tế trong nước và thế giới. Nếu chúng ta tạo ra được một môi trường vĩ mô tốt hơn, nền kinh tế khởi sắc hơn thì đấy mới là động lực để giải quyết nợ xấu một cách tích cực nhất. Cho nên trong năm 2014, chúng ta hướng đến việc xử lý nợ xấu như trong năm 2013, nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng tạo thêm những động lực cho nền kinh tế của chúng ta có thể khởi sắc hơn nữa.

Với tư cách là ngành người đứng đầu ngành Ngân hàng, Thống đốc có thông điệp gì nhân dịp đầu năm mới Giáp Ngọ?

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Tôi cũng không dám nói là có thông điệp gì, nhưng cũng xin đưa ra một số các quan điểm điều hành thị trường trong thời gian sắp tới. Các kết quả đạt được năm 2013 đã tạo ra tiền đề tương đối vững chắc để chúng ta tiếp tục phấn đấu trong năm 2014, đảm bảo kinh tế vĩ mô và kiểm soát tốt lạm phát.

Đối với hoạt động ngân hàng, chúng tôi cũng quyết tâm giữ ổn định thị trường tiền tệ và ổn định hoạt động của hệ thống các ngân hàng thương mại. Các mặt bằng lãi suất về cơ bản sẽ được giữ ổn định trong năm 2014 và nếu có điều kiện lãi suất cho vay sẽ giảm từ 1-2%. Tỷ giá sẽ giữ ổn định trong năm 2014 với mức biến động không quá 2% như là trong năm 2013.

NHNN sẽ chỉ đạo các NHTM tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh để làm sao trong năm 2014 chúng ta có thể tăng trưởng tín dụng được ở mức 12% đến 14% (tùy theo tình hình thực tế) và tổng phương tiện thanh toán ở mức 16% đến 18% để góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và vẫn duy trì được kiểm soát lạm phát.

Trong năm 2014, chúng tôi sẽ đẩy mạnh một bước, ở mức cao hơn, ở chất lượng cao hơn đối với quá trình tái cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ thông qua VAMC. NHNN cũng sẽ  tiếp tục mua vào các nợ xấu, đồng thời sẽ  hình thành nên một thị trường mua bán nợ xấu chung để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào quá trình mua bán những khoản nợ xấu này.

Tôi cho rằng, bằng những kết quả thực tế, niềm tin vào chính sách tiền tệ của NHNN nói riêng và điều hành vĩ mô của Chính phủ nói chung đang tăng lên. Năm 2014, người dân hoàn toàn có thể tin tưởng gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, không những ích nước mà bản thân người dân cũng có lợi.
 

Huy Thắng thực hiện
Theo baodientu.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 253

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 252


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1124183

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72806892