22:45 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghĩa cử cao đẹp của những nông dân chân đất

Thứ năm - 11/02/2016 05:46
Nhiều vùng nông thôn ở Phú Yên đã thay da đổi thịt, khoác chiếc áo mới đầy khởi sắc. Ðể có được những kết quả khích lệ như ngày hôm nay, ngoài chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, phải kể đến những đóng góp to lớn của người dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Trường THCS Ea Bar (huyện Sông Hinh) được xây dựng nhờ người dân hiến đất - Ảnh: TUYẾT HƯƠNG

Trường THCS Ea Bar (huyện Sông Hinh) được xây dựng nhờ người dân hiến đất - Ảnh: TUYẾT HƯƠNG

MA TRƯƠNG HIẾN ĐẤT XÂY TRƯỜNG

 

Ở thời buổi “tấc đất tấc vàng”, việc có hộ dân tự nguyện hiến 6.700m2 đất để xây trường không khỏi làm nhiều người thán phục, trân trọng. Một ngày đầu tháng Chạp, chúng tôi ngược về xã Ea Bar (huyện Sông Hinh), tìm đến Trường THCS Ea Bar, ngôi trường 2 tầng kiên cố còn thơm mùi sơn mới, vừa được đưa vào sử dụng, đã giúp cho sự nghiệp “trồng người” của các thầy, cô giáo nơi đây thuận lợi hơn. Thầy Nguyễn Ngọc Ý, Hiệu trưởng Trường THCS Ea Bar, cho biết: Trường rộng 2ha, gồm 5 phòng học và 5 phòng chức năng, đáp ứng việc học tập của hơn 300 học sinh. Thầy trò chúng tôi rất biết ơn những người dân đã hiến đất xây trường.

 

Người có đóng góp to lớn mà ai cũng nhớ và nhắc đến mỗi khi đi qua ngôi trường mới này là anh Ksor Y Hin (SN 1980), tên thường gọi là Ma Trương. Chỉ tay về phía trường học, Ma Trương nói: “Hồi trước, đất của nhà mình chạy từ đám sắn này cho đến gần vách dãy phòng học. Tất cả đều trồng sắn. Nhưng rồi, khi nghe bác Hét (ông Ksor Hét, Chủ tịch UBND xã Ea Bar - PV) nói lũ trẻ đang cần có trường học mới, gần nhà hơn để đi về đỡ vất vả nên sau nhiều ngày suy nghĩ, vợ chồng mình quyết định hiến 6.700m2 đất cho Nhà nước để xây trường học”. Từ nghĩa cử cao đẹp của Ma Trương, một số hộ dân khác có đất thuộc khuôn viên trường cũng đã tự nguyện hiến đất xây trường.

 

Ông Ksor Hét cho biết: Tổng diện tích đất các hộ dân đã hiến để xây Trường THCS Ea Bar hơn 1ha. Hiện nay, đất rẫy ở địa phương có giá khoảng 100 triệu đồng/sào (1.000m2), tính ra giá trị đất bà con đã hiến lên đến cả tỉ đồng. Giá trị vật chất đã lớn, nhưng giá trị nhân văn của nghĩa cử còn lớn gấp bội lần khi các hộ hiến đất có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập chính từ nông nghiệp và làm thuê.

 

ĐƯỜNG BÊ TÔNG…CỦA ÔNG HÓA

 

Xe chúng tôi vòng vèo trên con đường bê tông rộng chạy qua các vườn dừa xanh rì, dẫn đến khu đồng nuôi tôm của người dân thôn Hòa Mỹ, xã Xuân Cảnh (TX Sông Cầu). Ông Lê Văn Cảnh, Chủ tịch UBND xã Xuân Cảnh, cho hay: Hồi trước, tuyến đường này là đường đất, nhỏ hẹp, người dân đi lại rất khó khăn. Nhất là vào mùa thu hoạch tôm, bà con phải chở “tăng bo” bằng xe máy nên tốn nhiều chi phí. Trước đây nhiều năm, địa phương đã bê tông được 1,5km đoạn đầu, đoạn cuối vẫn chưa có tiền đầu tư. Năm 2013, khi Nhà nước triển khai đề án Bê tông hóa giao thông nông thôn, hơn 20 hộ dân sống dọc tuyến đường cùng 30 chủ hồ tôm đang sản xuất trong khu Hòa Mỹ đã bàn nhau góp tiền để bê tông đường. Nhưng người đồng ý, người không nên kết quả chẳng đi đến đâu. Một hôm, ông Lâm Xuân Hóa ở thôn Hòa Mỹ, tìm đến UBND xã đăng ký xin xi măng để làm 420m đường còn lại và ông sẽ chịu toàn bộ chi phí. Lúc ấy, tôi khá bất ngờ bởi số tiền bỏ ra để làm đoạn đường này lên đến vài trăm triệu đồng.

 

Ở trại nuôi tôm của gia đình mình, ông Lâm Xuân Hóa kể: “Hồi đó, khi bà con bàn với nhau góp tiền làm đường không xong, về nhà tôi nghĩ mãi, nếu lần này có cơ hội mà không làm đường thì biết đến khi nào mới có đường bê tông để đi lại. Thế rồi tôi quyết phải làm, phải vận động bà con tháo dỡ tường rào, hiến đất mở đường...”. Để bê tông 420m đường, gia đình ông Lâm Xuân Hóa đã bỏ tiền túi gần 300 triệu đồng. Bây giờ, tuyến đường nối từ quốc lộ 1 xuống khu đồng tôm Hòa Mỹ đã được bê tông phẳng lì, đáp ứng nhu cầu đi lại, sản xuất của hàng chục hộ dân ở đây.

 

Ông Lê Văn Cảnh nói: Sau khi tuyến đường bê tông do ông Hóa tiên phong làm được đưa vào sử dụng, người dân nhìn thấy hiệu quả thiết thực của việc bê tông giao thông nông thôn, từ đấy đã dấy lên phong trào thi đua làm đường bê tông nông thôn tại địa phương. Đến nay, xã Xuân Cảnh đã bê tông được 13,6km, góp phần đưa xã trở thành xã chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2015.

 

Theo TUYẾT HƯƠNG/baophuyen.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 200


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 339250

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73386221