01:18 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân Phước Long đồng lòng xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 31/07/2013 20:10
Trở lại các xã vùng sâu huyện Phước Long (Bạc Liêu), một trong năm huyện của cả nước và là huyện đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long được Trung ương chọn làm điểm chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), tôi được tận mắt chứng kiến sự đổi thay rất đáng mừng.


Ðường giao thông nông thôn về các ấp vùng sâu giờ đã được mở rộng, trải nhựa, tráng bê-tông láng bóng. Nhà cửa, hàng rào, vườn tược của bà con gọn gàng, sạch đẹp. Bộ mặt nông thôn ở Phước Long bây giờ đã thật sự "thay da đổi thịt" rõ nét...

Sức sống mới từ một chương trình lớn

Trao đổi ý kiến với tôi, Chánh Văn phòng UBND huyện Phước Long Nguyễn Hữu Tới thông báo tin vui: Ðến giữa tháng 7-2013, tất cả các xã trong huyện đã đạt từ mười tiêu chí về xây dựng NTM trở lên, riêng xã Vĩnh Thanh đạt 14/19 tiêu chí. Huyện đang nỗ lực phấn đấu đến cuối năm 2015, tất cả các xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới và huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Tổng số vốn đầu tư cho xây dựng NTM của huyện hơn hai năm qua gần 814 tỷ đồng. Trong đó, Trung ương hỗ trợ hơn 17 tỷ đồng; tỉnh đầu tư hơn 42 tỷ đồng; vốn từ các chương trình mục tiêu khác hơn 56 tỷ đồng, huy động nhân dân đóng góp gần 146 tỷ đồng...

Sau khi cung cấp cho tôi những con số "khô khan", Chánh Văn phòng UBND huyện bảo: "Nếu nhà báo muốn có tư liệu sinh động để viết bài về chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện, nên trực tiếp về Vĩnh Thanh, đây cũng là xã chỉ đạo điểm của Trung ương và tỉnh. Hoặc có thể đến các xã vùng sâu như Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B, Hưng Phú, Vĩnh Phú Ðông, Vĩnh Phú Tây... sẽ tận mắt chứng kiến và cảm nhận rõ hơn sự đổi mới của vùng quê nơi đây sau hơn hai năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Ở những xã vùng sâu này hôm nay đã có nhiều đổi thay, nhiều mô hình sản xuất mới; nhiều tấm gương cán bộ, nông dân đang hết mình chung tay, góp sức xây dựng quê hương...".

"Trăm nghe không bằng một thấy", để tìm hiểu rõ hơn những lời "quảng bá" của Chánh Văn phòng UBND huyện, tôi trở lại xã Vĩnh Thanh. Bí thư Ðảng ủy xã Trần Thanh Tuấn sôi nổi điểm lại một số kết quả nổi bật: "Là xã vùng nông thôn, thuần nông, xuất phát điểm thấp, nhưng hơn hai năm qua, nhờ có sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ vốn của huyện, tỉnh; sự nỗ lực cao của Ðảng bộ và nhân dân trong xã, có thể nói phong trào xây dựng NTM của xã Vĩnh Thanh bước đầu đạt kết quả rất đáng mừng. Ðến nay, xã đã đạt 14/19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Cụ thể, đầu tư trang bị cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia đạt 95%; hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng chợ theo quy hoạch và đạt chuẩn. Toàn xã có 2.592 hộ có nhà ở đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ hơn 73%; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn hơn 6%; xã có một HTX, 31 tổ hợp tác, 53 trang trại, mười cánh đồng mẫu lớn, hơn 3.400 hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, đạt 97%...".

Ðến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Nứa (ấp Huê II, xã Vĩnh Thanh), ông Nứa cho biết: "Ban đầu nghe cán bộ xã, ấp tuyên truyền, phát động về việc xây dựng NTM, nói thiệt gia đình tôi và nhiều hộ dân trong ấp chưa tin tưởng lắm. Nhưng hơn hai năm qua, với sự quyết tâm cao, nhất là sự gương mẫu đi đầu của đội ngũ cán bộ, đảng viên của xã, ấp, giờ đây ấp tui đã có sự đổi thay rất rõ. Từ đó, gia đình tôi và nhiều hộ khác trong ấp đã tin tưởng, tích cực hưởng ứng bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực...".

Bí thư Chi bộ ấp Vĩnh Hòa (xã Vĩnh Thanh) Trần Thị Liên, kết luận: "Ðể chương trình xây dựng NTM đi vào cuộc sống, thật sự đem lại hiệu quả thiết thực, trước hết, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, nhất là Chi bộ ấp chúng tôi đã rất chú trọng và kiên trì vận động, tuyên truyền trong nhân dân. Ðồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên trong ấp gương mẫu đi đầu, từ đó người dân hăng hái làm theo, tạo thành phong trào sôi nổi...".

Phát huy vai trò nòng cốt hội nông dân

Trao đổi ý kiến với các đồng chí lãnh đạo huyện Phước Long, chúng tôi được biết, ngay sau khi triển khai thực hiện chương trình này, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xác định: Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước ta, nhằm làm thay đổi diện mạo, đưa đời sống kinh tế - xã hội của nông dân đi lên. Vì vậy, Huyện ủy đã quan tâm phát huy sức mạnh của các tổ chức, đoàn thể, trong đó Hội Nông dân đóng vai trò nòng cốt. Hơn hai năm qua, các cấp Hội Nông dân trong huyện Phước Long đã tổ chức gần 2.000 cuộc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Ðảng, nhất là 19 tiêu chí về xây dựng NTM cho gần 50 nghìn lượt hội viên nông dân bằng nhiều hình thức khác nhau...

Kết quả đáng ghi nhận là, đến nay, Hội Nông dân huyện đã phối hợp chặt chẽ Phòng nông nghiệp, UBND các xã vận động nhân dân thành lập được 35 cánh đồng mẫu lớn, đem lại thu nhập từ 120 đến 200 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, còn quy hoạch 35 tiểu vùng sản xuất với diện tích 3.500 ha, thu nhập bình quân từ  80 đến 120 triệu đồng/ha/năm; cải tạo gần 550 ha vườn tạp phục vụ sản xuất; ứng dụng nhiều mô hình sản xuất mới... Toàn huyện hiện có hơn 10.000 hộ nông dân đạt tiêu chuẩn sản xuất, kinh doanh giỏi. Ðây là những nhân tố quan trọng và làm nòng cốt trong quá trình xây dựng NTM, góp phần không nhỏ trong công tác giảm nghèo của huyện, làm cho tỷ lệ hộ nghèo từ gần 20% (năm 2010) xuống còn hơn 11% (hiện nay); thu nhập bình quân đầu người tăng từ 15,5 triệu đồng lên gần 25 triệu đồng/năm.

 Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phước Long Nguyễn Văn Vuông cho biết thêm: Không chỉ hăng hái đẩy mạnh phát triển sản xuất, hơn hai năm qua, nhiều hộ nông dân huyện đã không tính toán thiệt hơn, hiến gần 550.000 m2 đất, trị giá gần 150 tỷ đồng để xây dựng 162 km lộ liên ấp, 48 nhà văn hóa ấp. Ðồng thời, nông dân trong huyện đóng góp tiền của, ngày công lao động bê-tông hóa gần 180 tuyến lộ xóm ấp, tổng chiều dài gần 230 km, trị giá gần 60 tỷ đồng. Trong đó, nông dân tự nguyện đóng góp gần 35 tỷ đồng và hơn 70.000 ngày công lao động...

Khắc phục những hạn chế, bất cập

Bên cạnh những kết quả đạt được, qua tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy sau hơn hai năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM ở huyện Phước Long còn bộc lộ những hạn chế, bất cập cần sớm khắc phục. Ðó là vẫn còn không ít cán bộ, nhân dân nhận thức về xây dựng NTM chưa đầy đủ; nhiều nơi còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vì cho rằng đây là chương trình do Nhà nước đầu tư. Không ít xã chưa thật sự coi trọng việc phát triển sản xuất, chưa có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao, bền vững. Mặt khác, trong thời gian qua, huyện và các xã còn quá chú trọng việc huy động các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng  như điện - đường - trường - trạm, chưa quan tâm đúng mức đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thay đổi cây trồng vật nuôi, liên kết "bốn nhà" để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. Vì vậy, nhìn chung bộ mặt nông thôn như cầu, đường giao thông, trường, trạm... của huyện hơn hai năm qua có khởi sắc rõ rệt, nhưng đời sống kinh tế của nhiều hộ nông dân chưa thật sự được cải thiện nhiều...

Một trong những khuyết điểm, bất cập khác cũng được lãnh đạo huyện Phước Long nhận rõ và chỉ đạo khắc phục kịp thời. Ðó là tình trạng các năm đầu thực hiện Chương trình xây dựng NTM, do đây là đơn vị chỉ đạo điểm đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long, nên có lúc nhận thức của không ít cán bộ lãnh đạo huyện, xã chưa đầy đủ, có biểu hiện "nôn nóng". Nhất là việc huy động nhân dân... quá sức để xây dựng cầu, đường giao thông. Vì vậy, đã tạo sự không đồng tình, thậm chí gây ra phản ứng không tốt của một bộ phận người dân. Ngoài ra, ở một vài xã, chính quyền đã chỉ đạo "mạnh tay" việc đập phá tường rào cũ, chặt phá nhiều hàng rào truyền thống của hộ nông dân được trồng bằng cây xanh có từ hàng chục năm nay, để thay vào hàng rào

bê-tông kiên cố... Do nhận thức và cách làm "cứng nhắc" này được triển khai một cách ồ ạt, không xem xét, cân nhắc kỹ nên nhiều xã có nguy cơ biến thành "đô thị hóa nông thôn", làm cho không ít người nông dân cảm thấy... lạc lõng ngay trên chính mảnh đất "chôn nhau cắt rốn" của mình.

 Nhận rõ những kết quả và những mặt yếu kém, bất cập nêu trên, huyện Phước Long đã kịp thời chấn chỉnh, đồng thời đề ra các giải pháp, mục tiêu thực hiện từ nay đến năm 2015 và những năm tới. Theo đó, huyện xác định: Muốn thực hiện thành công Chương trình xây dựng NTM, cần làm một cách kiên trì, thường xuyên, không thể nôn nóng "đốt cháy" giai đoạn, một vài năm là thực hiện xong. Ðồng thời, chú trọng hơn việc quy hoạch, chuyển dịch sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững, nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân..., đó là một trong những yếu tố mấu chốt trong xây dựng NTM.

BÀI VÀ ẢNH: TRỌNG DUY
Theo nhandan.org.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 467


Hôm nayHôm nay : 26020

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1417042

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74464013