Cả nước hiện có 64% số xã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng NTM, riêng ĐBSCL có 67% số xã hoàn thành. Bốn tỉnh, thành cơ bản hoàn thành là: An Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang và Cần Thơ. Ông Nguyễn Minh Tiến, Văn phòng điều phối Trung ương, cho biết: Chất lượng đồ án quy hoạch còn thấp, nhất là quy hoạch phát triển sản xuất (PTSX). Đa số các đề án cấp xã còn nặng về cơ sở hạ tầng, nhẹ về PTSX. Tính đến tháng 9/2012, cả nước đã bố trí khoảng 1.000 tỷ cho 4.500 mô hình PTSX. Trong số 11 xã điểm ở ĐBSCL, có 2 mô hình điểm thành công: Nuôi trồng thủy sản ở xã Mỹ Long Nam (Trà Vinh) và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở xã Định Hòa (Kiên Giang). Tuy nhiên, đa số chỉ dừng ở mô hình điểm, chưa được nhân rộng hoặc hiệu quả chưa bền vững. Kinh nghiệm thành công của các tỉnh Hà Tĩnh, Thái Bình, Lâm Đồng là PTSX theo sản phẩm chủ lực, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao… Ông Tiến cho biết thêm “Từ nay đến năm 2015, Nhà nước tập trung hỗ trợ vào 1-3 sản phẩm hàng hóa có lợi thế của từng xã làm cơ sở để nhân ra diện rộng, PTSX của xã phải căn cứ vào quy hoạch và phù hợp định hướng phát triển của huyện, tỉnh.”
Theo ông Vũ Quang Cảnh-Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn An Giang, thành công lớn nhất của An Giang trong xây dựng NTM là phát triển “Cánh đồng mẫu lớn”. Từ mô hình đầu tiên với 700ha của Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang thí điểm, đến nay toàn tỉnh đã có trên 13.000 ha, có thêm 5 doanh nghiệp của tỉnh tham gia. Khó khăn lớn mà nhiều địa phương đang gặp phải khi triển khai đề án chính là về cơ chế, quy định, hướng dẫn chưa được cụ thể
Văn Đức
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn