Nhằm giúp cho cán bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi có cái nhìn tổng quan và mới mẻ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã mời GS. NGND Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam về khảo sát các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp ở tỉnh và truyền đạt kinh nghiệm cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh chuyên đề:“Nông dân và tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.
Sau khi cùng Đoàn công tác của tỉnh Quảng Ngãi đi khảo sát các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp ở các huyện Ba Tơ và Nghĩa Hành, Giáo sư cho biết: “Nhân dân Quảng Ngãi có ý thức làm giàu, nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Quảng Ngãi có những cây trồng chủ lực, những cây chủ lực đó dành cho 75% nhân dân nông thôn. Quảng Ngãi là tỉnh công nghiệp, nhưng mà các xí nghiệp họ có nhân nông dân đâu, cho nên nông dân vẫn là nông dân. Vì vậy, mặc dù phát triển công nghiệp nhưng Quảng Ngãi không thể coi nhẹ nông nghiệp. Phải coi trọng trọng nông nghiệp để 75% nông dân nông thôn khỏi bị nghèo đói; đồng thời họ góp phần làm giàu cho tỉnh”.
Tại buổi truyền đạt kinh nghiệm, GS. NGND Nguyễn Lân Dũng đã nhấn mạnh tới một số cây trồng chủ lực ở tỉnh Quảng Ngãi như: cây keo, cây mía, cây sắn (mì), cây cay. Giáo sư khuyến cáo, bà con sau khi thu hoạch keo, không nên đốt, vì cây có C, H, O, N, P, S…, khi đốt C, H, O biến thành CO2, hơi nước (H2O) bay mất; N biến thành NO2 bay mất, S biến thành SO2 bay mất, chỉ còn lại ít lân (P2O5) và kali (K2O), khi gặp mưa lại trôi đi. Giáo sư cho biết, kinh nghiệm của nông dân huyện miền núi Ba Che (tỉnh Quảng Ninh), sau khi trồng keo 1 năm bà con trồng cây dược liệu, thu hoạch cây dược liệu nông dân lại trồng cây keo, do đó đất không bị rửa trôi.
Tại buổi nói chuyện, Giáo sư đã thông tin về biến đổi khí hậu, sự tác động của thiên tai đến cuộc sống và sản xuất của người dân; thành tựu của công nghệ sinh học, cây trồng biến đổi gene…
Theo: khuyennongvn.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn