20:28 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sóc Trăng: Xây dựng và phát triển mô hình thư viện xã nông thôn mới

Thứ sáu - 10/04/2015 02:56
Trong những năm qua, Thư viện tỉnh Sóc Trăng luôn chú trọng công tác xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở phục vụ bạn đọc và xem đó là nhiệm vụ quan trọng được thực hiện song song với việc thu thập, lưu trữ, tổ chức khai thác và cung cấp vốn tài liệu đáp ứng nhu cầu công tác, học tập, nghiên cứu và giải trí… của mọi tầng lớp nhân dân tỉnh nhà.
 
Năm 2011 với việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Thư viện tỉnh Sóc Trăng đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở theo mô hình thư viện cấp xã. Việc thành lập các thư viện xã được thực hiện theo nguyên tắc phối hợp hoạt động giữa Thư viện tỉnh Sóc Trăng với Phòng Văn hóa, Thông tin hoặc Trung tâm Văn hóa, Thể thao các huyện, thị xã và Ủy ban nhân dân các xã thí điểm nông thôn mới. Trong đó, Thư viện tỉnh chịu trách nhiệm hỗ trợ vốn sách ban đầu để thành lập thư viện, cử cán bộ hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thư viện. Phòng Văn hóa, Thông tin hoặc Trung tâm văn hóa thể thao các huyện vận động xã hội hóa bàn, ghế, tủ, kệ , thực hiện luân chuyển sách cho thư viện. Ủy ban nhân dân các xã chịu trách nhiệm chọn địa điểm, trụ sở và trang bị một số đồ dùng cần thiết bằng nguồn kinh phí địa phương và vận động xã hội hóa để thành lập thư viện, chuẩn bị nhân sự, ra quyết định thành lập thư viện, tổ chức lễ ra mắt và tuyên truyền, giới thiệu, phục vụ nhân dân trên địa bàn. Em Nguyễn Đăng Hải, học sinh Trường THCS Tân Thạnh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng cho biết: "Mỗi ngày em đến Thư viện xã nông thôn mới Tân Thạnh lên mạng tìm hiểu một số môn học có liên quan, giúp ích cho việc học tập và nâng cao kỹ năng của mình. Cán bộ quản lý thư viện ở đây hướng dẫn nhiệt tình và sẵn sàng giúp đỡ, phục vụ độc giả chu đáo".
Thư viện tại các xã nông thôn mới ở Sóc Trăng thành lập dựa vào tiêu chí văn hóa trong bộ 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ và đảm bảo những quy định về điều kiện thành lập thư viện cấp xã theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo những điều kiện này, thư viện tại các xã nông thôn mới ở Sóc Trăng được xây dựng theo hai hình thức: một số thư viện xã được nâng cấp từ phòng đọc sách cơ sở như Thư viện xã An Thạnh Nhất (huyện Cù Lao Dung), Thư viện xã Vĩnh Lợi (huyện Thạnh Trị), Thư viện xã Tân Long (thị xã Ngã Năm)… Một số thư viện xã được xây dựng mới, như Thư viện xã Hòa Tú II (huyện Mỹ Xuyên), Thư viện xã Thạnh Thới Thuận (huyện Trần Đề), Thư viện xã Mỹ Hương (Mỹ Tú)…
Việc nâng cấp hay xây dựng mới thư viện xã cũng có nghĩa là việc tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhất là nguồn sách của các thư viện đã được tăng lên đáng kể. Mỗi thư viện xã được trang bị từ 01 đến 03 kệ sách, 01 tủ trưng bày sách và bàn ghế từ 10 đến 20 chỗ ngồi và vốn sách trên 1.500 bản được bổ sung từ việc vận động các tổ chức, cá nhân theo phương châm xã hội hóa và từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa do Thư viện tỉnh bổ sung, tạo điều kiện thuận lợi để các thư viện xã tổ chức hoạt động hiệu quả hơn.
 
Thư viện thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng phục vụ bạn đọc
 
Hầu hết trụ sở của các thư viện xã nông thôn mới ở Sóc Trăng nằm trong khuôn viên của các nhà văn hóa xã, thuận tiện cho bạn đọc đến nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, nhận thức. Ở vùng nông thôn hẻo lánh, các thư viện xã thật sự là nơi cung cấp nguồn thông tin hữu ích giúp người dân địa phương trau dồi kiến thức, hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như giúp người dân nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật áp dụng vào sản xuất và kiến thức khoa học đời sống trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giáo dục tình cảm thẩm mỹ… Chị Trần Dương Tuyền, Cán bộ UBND xã Tân Thạnh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng phấn khởi nói: "Trong công việc hàng ngày, nếu như mình cần những thông tin gì thì đến thư viện xã lên mạng internet miễn phí để tra cứu thêm về những thông tin đó. Ví dụ như lĩnh vực sức khỏe, y tế, khoa học và đời sống, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, pháp luật... những công việc cần thiết của mình để phục vụ người dân địa phương".
Nhằm tăng cường vốn sách, báo cho các thư viện xã nông thôn mới đảm bảo duy trì hoạt động hiệu quả và bền vững, Thư viện tỉnh Sóc Trăng đã nghiên cứu, xây dựng kho sách lưu động tại trụ sở và các thư viện huyện, thị xã, thành phố. Đến nay, vốn sách của kho sách lưu động Thư viện tỉnh có trên 50.000 bản sách. Từ các kho sách luân chuyển lưu động này, hàng năm Thư viện tỉnh tổ chức luân chuyển và chỉ đạo hệ thống thư viện huyện, thị xã, thành phố luân chuyển sách báo theo định kỳ 2 lần/năm xuống các phòng đọc cơ sở và thư viện xã để người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc không ngừng được tiếp cận với các loại sách báo mới. Năm 2011 còn là năm đầu tiên Thư viện tỉnh Sóc Trăng xây dựng và đưa vào hoạt động 10 thư viện xã ở các xã nông thôn mới. Đây là tiền đề vững chắc để những năm tiếp theo, Thư viện tỉnh phối hợp với các đơn vị hữu quan tiếp tục xây dựng các thư viện xã ở những xã nông thôn mới trong tỉnh. Đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 19 thư viện xã trên tổng số 22 xã nông thôn mới. Các thư viện xã này đã đi vào hoạt động ngày càng ổn định, cung cấp tài liệu, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của người dân ở vùng nông thôn, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.
Đặc biệt, trong năm 2012, Thư viện tỉnh đã tranh thủ nguồn đầu tư từ Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam” do quỹ Bill and Melinda Gate tài trợ cho 18 thư viện xã nông thôn mới. Mỗi thư viện được Dự án tài trợ 5 bộ máy tính và 01 máy in. Số máy tính này có thể xem như những quyển sách mới với lượng thông tin hữu ích được chuyển đến với mọi đối tượng độc giả ở vùng nông thôn. Việc tiếp nhận nguồn máy này đã góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động, tạo một diện mạo mới đầy khởi sắc để hệ thống thư viện công cộng trong tỉnh nói chung, thư viện xã nói riêng tổ chức phục vụ bạn đọc bằng những phương tiện thông tin hiện đại. Độc giả đến thư viện được sử dụng máy tính miễn phí để nghiên cứu, học tập và giải trí... Hiệu quả thiết thực nhất là những độc giả ở vùng sâu, vùng xa, những nơi ít có điều kiện để tiếp cận với thông tin mới, thì giờ đây, qua hệ thống các thư viện công cộng ở cơ sở, các độc giả cũng được sử dụng máy tính, truy cập internet, tiếp cận với nguồn thông tin mới mẻ nhằm nâng cao kiến thức về mọi mặt.   
Để duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống thư viện xã nông thôn mới, Ông Nguyễn Văn Tùng, Giám đốc Thư viện tỉnh Sóc Trăng cho biết: "Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý thư viện cấp xã được ổn định và hàng năm chúng tôi mở các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán thư viện cơ sở. Song song đó, sẽ luân chuyển sách báo lưu động xuống cơ sở và hướng dẫn, nâng cao khả năng, trình độ của cán bộ quản lý ở các điểm sử dụng máy tính internet; từ đó tuyên truyền, hướng dẫn cho cán bộ, học sinh và nhân dân đến truy cập internet miễn phí tại các điểm thư viện xã này, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải trí... của người dân địa phương".
Bên cạnh những kết quả đạt được, các thư viện xã ở nông thôn mới hiện nay vẫn còn tồn tại một số khó khăn. Phần lớn cán bộ quản lý thư viện xã nông thôn mới đều là những cán bộ kiêm nhiệm nhiều hoạt động nên khả năng chuyên môn cũng như thời gian dành cho việc tổ chức hoạt động của thư viện còn nhiều hạn chế. Nguồn sách ở các thư viện xã còn ít về số lượng và loại tài liệu, nhất là nguồn báo, tạp chí. Để đảm bảo cho các thư viện hoạt động có hiệu quả, đòi hỏi các ngành, các cấp lãnh đạo cần tiếp tục quan tâm, thực hiện phương thức xã hội hóa hoạt động. Địa phương phải đảm bảo nguồn nhân sự quản lý thư viện ổn định; Thư viện tỉnh, huyện tiếp tục luân chuyển nguồn sách báo lưu động đến các thư viện xã để người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc không ngừng được tiếp cận với các loại sách báo mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở địa phương.
Theo: vhttdlkv3.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 337

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 334


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 530840

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70758155