15:26 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sức sống mới ở vùng quê cách mạng

Thứ sáu - 10/08/2012 20:29
Ðông Anh, huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, là vùng đất cổ có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa, truyền thống cách mạng. Vùng quê đang chuyển mình mạnh mẽ, đạt nhiều thành tích trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, một trong những điểm sáng của kinh tế ngoại thành Hà Nội.
 

 
Vùng quê cách mạng Ðông Anh ngày càng đổi mới.  
 
 

Lịch sử của huyện Ðông Anh gắn liền lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nơi đây có thành Cổ Loa đã từng hai lần được chọn là kinh đô của đất nước, những dấu vết của Loa thành gắn với truyền thuyết nỏ thần... Từ khi có Ðảng, nhân dân Ðông Anh với truyền thống kiên cường, bất khuất đã một lòng theo Ðảng. Từ cuối năm 1941 đến ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Ðông Anh, khi đó thuộc tỉnh Phúc Yên, được Trung ương Ðảng chọn xây dựng an toàn khu cách mạng. Trong thời kỳ lịch sử này, Ðảng bộ và nhân dân Ðông Anh đã thực hiện nhiệm vụ vẻ vang, bảo vệ an toàn tuyệt đối các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan của Ðảng hoạt động trên địa bàn. Nhiều gia đình ở các xã Võng La, Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Vân Nội, Việt Hùng, Dục Tú, Xuân Canh, Cổ Loa, Ðại Mạch, Liên Hà... là những cơ sở nuôi dưỡng, bảo vệ nhiều cán bộ lãnh đạo của Ðảng như các đồng chí: Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng, Lê Ðức Thọ, Trần Ðăng Ninh... Cơ quan báo "Cờ Giải phóng" của Ðảng đặt trụ sở tại thôn Viên Nội (xã Vân Nội). Ðình Cổ Loa là nơi các Ủy viên Thường vụ Trung ương Ðảng gặp gỡ, trao đổi công tác với các đồng chí ở cơ sở. Tháng 8-1942, chi bộ đảng đầu tiên của Ðông Anh được thành lập tại xã Võng La, các đảng viên trong chi bộ do đồng chí Hoàng Văn Thụ trực tiếp giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, kết nạp...

Tháng 8-1945, cao trào kháng Nhật, cứu nước và không khí sửa soạn khởi nghĩa của nhân dân trong huyện sục sôi. Ðêm 18-8-1945, Chi bộ Nhà máy xe lửa Ðông Anh cùng với lực lượng cách mạng các làng gần đấy tới chiếm huyện lỵ, thu súng và các tài liệu; bọn thừa phái, lục sự đã trao ấn tín và đầu hàng cách mạng. Ngày 21-8-1945, các lực lượng cách mạng trong huyện tổ chức biểu tình vũ trang  thành công và thành lập chính quyền cách mạng.

Hơn 60 năm trôi qua kể từ những ngày tháng tám hào hùng đó, cùng với các quận, huyện khác của Hà Nội, Ðông Anh đã có bước phát triển vượt bậc. Từ một vùng quê nghèo, nay đã trở thành một huyện phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, là đơn vị dẫn đầu trong khối các huyện ngoại thành của Thủ đô. Trong những năm gần đây, Ðông Anh được xây dựng trở thành khu công nghiệp lớn ở phía bắc sông Hồng, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn, nhưng huyện vẫn đạt nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp.

Hiện tại, số lao động trong ngành nông nghiệp của huyện vẫn chiếm hơn 52% tổng số người lao động. Huyện xác định triển khai phong trào xây dựng nông thôn mới là khâu then chốt, động lực để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Ðến nay, Ðông Anh đã hoàn thành việc thẩm định phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của 22/22 xã. Một trong những điểm mấu chốt của xây dựng nông thôn mới là nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân. Ðể làm được điều này, Ðông Anh đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động phong phú. Nhờ thế, phong trào xây dựng nông thôn mới có sức lan tỏa rộng, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn cũng đóng góp tích cực vào xây dựng nông thôn mới. Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Ðình Nam cho biết: Ðầu năm 2012, huyện tổ chức chương trình phát động thi đua "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới". Ngay trong đợt một, các doanh nghiệp đã ủng hộ 129,7 tỷ đồng cho chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Trong lĩnh vực sản xuất, từ năm 2009, huyện đã phê duyệt xong dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên toàn huyện. Hiện Ðông Anh đã chuyển đổi được gần 1.000 ha đất lúa sang canh tác các loại cây, con giá trị kinh tế cao như: hoa, cây cảnh, rau an toàn...; đồng thời xây dựng những mô hình khu chăn nuôi ra xa khu dân cư, nuôi trồng thủy sản chất lượng cao. Toàn huyện đã hình thành 277 trang trại, giá trị sản xuất nông nghiệp trên đơn vị diện tích đất canh tác đạt 110 triệu đồng/ha/năm. Bên cạnh đó, Ðông Anh tích cực tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, tạo sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao như rau an toàn Vân Nội, Tiên Dương, Nam Hồng; lúa chất lượng cao ở Thụy Lâm, Dục Tú, Xuân Nộn; chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản ở Vân Hà, Dục Tú. Hiện nay, với diện tích khoảng 100 ha rau, rau an toàn, Vân Nội đã trở thành thương hiệu về rau an toàn của Thủ đô. Từ một huyện nghèo ven đô, năm 2011, giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện đạt hơn 6.100 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 20 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,9%.

Kinh tế phát triển tạo điều kiện để xây dựng hạ tầng khang trang hơn. Sau hai năm triển khai xây dựng nông thôn mới, hạ tầng của Ðông Anh có chuyển biến rõ nét. Ðến nay các xã, thị trấn, doanh nghiệp và nhân dân đã xây dựng được 49 km đường trục thôn, liên thôn với tổng vốn đầu tư 179 tỷ đồng; 68 km đường ngõ xóm với tổng số tiền 182 tỷ đồng; 13 km đường nội đồng với số tiền 43 tỷ đồng. Toàn huyện có 224 hộ dân tự nguyện hiến hơn 3.700 m2 đất ở, đất nông nghiệp để mở đường giao thông.

Bên cạnh những kết quả đạt được, huyện đối mặt với những vấn đề phát sinh như công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho nông dân khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần, giữ gìn môi trường, nhất là môi trường ở các làng nghề, việc bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh ở các làng quê... Với bề dày của truyền thống lịch sử và cách mạng của huyện Anh hùng, Ðảng bộ và nhân dân Ðông Anh tiếp tục phát huy nội lực, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, xây dựng huyện trở thành địa bàn giàu đẹp, khang trang ở cửa ngõ phía bắc Thủ đô.

Hoa Lâm
Nguôn nhandan. org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 234


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1013898

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72696607