00:30 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

TPHCM hỗ trợ nông dân vượt khó

Chủ nhật - 13/04/2014 00:06
TPHCM vừa sơ kết phong trào “Cả thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới” với những kết quả đạt được rất ấn tượng. Tuy vậy, việc đánh giá giai đoạn vừa qua cũng cho thấy đời sống lẫn sản xuất của bà con nông dân vẫn còn gặp không ít khó khăn. Thành phố đang tập trung nhiều giải pháp để giúp bà con thoát nghèo nhanh hơn.

Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất của nước ta và những năm qua đã có nhiều chuyển biến đáng phấn khởi. Tuy vậy, đời sống của bà con nông dân hiện vẫn còn nhiều bấp bênh và khó khăn vì luôn trong vòng luẩn quẩn “được mùa mất giá”, việc canh tác còn manh mún, lạc hậu. Tại TPHCM, dù điều kiện thực tế có khác đi đôi chút nhưng nông dân vẫn là một trong những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất, luôn cần đến sự quan tâm hỗ trợ từ phía chính quyền và ban ngành các cấp.

Áp lực đặc thù rõ nét nhất tác động lên khu vực nông nghiệp - nông thôn TPHCM đến từ tốc độ đô thị hóa. Thực tế hiện nay cho thấy, diện tích đất dành cho nông nghiệp tại các quận 9, 12, Bình Tân, Gò Vấp, Thủ Đức ngày một thu hẹp. Điều này gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý cũng như thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm nâng cao năng suất và tính cạnh tranh cho các sản phẩm ở địa bàn. Tại quận Thủ Đức, ông Huỳnh Văn Thành, Chủ tịch Hội Nông dân quận chia sẻ thực trạng của địa phương: "Theo số liệu đầu năm, Thủ Đức có 58 Chi hội. Chúng tôi giải thể 4 Chi hội. Trong đó 3 Chi hội dân cư, một Chi hội ngành nghề.Tại vì Chi hội dân cư khi rà lại chỉ còn có 3 - 4 hộ nông dân, giờ giải thể, nhập qua chi hội của khu phố liền kề. Còn Chi hội ngành nghề thì trước Thủ Đức vừa có nhà trọ vừa có chăn nuôi sản xuất nông nghiệp. Giờ họ làm nhà trọ nên giờ giải thể Chi hội luôn".

Ở góc độ khác, so với tình hình sản xuất nông nghiệp cả nước hiện nay, TPHCM kiểm soát tốt dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng cũng như duy trì nền tảng chính sách và chương trình tín dụng hỗ trợ nông nghiệp ổn định. Tuy vậy, những mặt thuận lợi nêu trên vẫn không loại bỏ hết những khó khăn trong an sinh xã hội lẫn sản xuất của bà con ở các quận, huyện ngoại thành. Cụ thể như trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, hoa mai và các loại hoa nền sức tiêu thụ đều giảm so với năm trước, lượng bán ra chỉ đạt 40%-50% so với cùng kỳ. Thực tế này cho thấy việc quan tâm giúp đỡ tái đầu tư cho người dân là hết sức cần thiết với vai trò đi đầu từ các cấp Hội Nông dân thành phố.

Nông dân tham quan giống mới tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM. Ảnh: danviet.

 

Quỹ Hỗ trợ nông dân là nguồn vốn lập ra không vì mục đích lợi nhuận mà nhằm giúp đỡ nông dân, trước hết là nông dân nghèo có vốn sản xuất, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn thành phố. Tuy nhiên, do quản lý ở cấp cơ sở còn nhiều bất cập, sai sót dẫn đến chậm thu hồi vốn khiến việc cho tái vay hoặc vay mới của người nông dân gặp không ít khó khăn. Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân, khẳng định sẽ giám sát công tác thông báo thu hồi vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp vốn mới: "Bây giờ thông báo thu hồi vốn là thành phố gửi cho huyện, quận. Huyện, quận gửi cho xã phường. Nhưng mà khâu từ xã phường để chuyển xuống Chi hội, để Chi hội chuyển cho hộ dân, việc này chúng ta cần phải giám sát chặt chẽ. Tôi đi thử xuống hai xã phường, tôi không ghé huyện, quận. Tôi chạy xuống thử hai hộ, thì nghe nói: Anh ơi hổm rày tôi chưa biết, chứ tôi biết là tôi trả rồi. Thôi anh yên tâm, mai tôi trả cho. Phải nói các hộ cũng rất uy tín. Nhưng mà người ta không nhận thông tin là người ta đến hạn thu hồi luôn. Nhưng mà đúng là hộ anh ấy ngày mai họ trả. Huyện đã có thông tin tôi".

 

 

Việc chăm lo đời sống cho các hộ nghèo, cận nghèo cũng là mối quan tâm hàng đầu của thành phố. Yêu cầu Hội nông dân các địa phương cần giám sát, nắm rõ tình hình các hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương để chăm lo một cách chính xác và linh hoạt nhất, bà Nguyễn Thị Tâm, Phó Ban Kinh tế - Xã hội, Hội Nông dân thành phố, nhấn mạnh: "Ban giảm nghèo tăng hộ khá thành phố đã chỉ đạo là từ tháng 4 trở đi, là sẽ chỉ đạo ở dưới phúc tra hộ nghèo và hộ cần nghèo để mà khi có kết quả có danh sách hộ nghèo và cận nghèo rồi thì rà soát, khảo sát và nắm cho chắc danh sách này và gửi về Ban Kinh tế - Xã hội, trên cơ sở đó chăm lo cho chính xác".

 

Ngoài các phương án hỗ trợ về vốn vay và các chính sách chăm lo cho người dân có điều kiện khó khăn, việc xây dựng những lớp học, lớp dạy nghề cũng đang được thành phố quan tâm. Về các chính sách xây dựng các khóa học và mở những hội chợ - chợ phiên cho nông dân giao lưu, học hỏi, ông Nguyễn Văn Chủ, Giám đốc Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, cho biết: "Tổ chức xúc tiến thương mai qua tổ chức hội chợ - chợ phiên, cái này dự kiến tổ chức vào tháng 10 nhưng mà năm nay sẽ tổ chức quy mô nó lớn. Trước mắt là theo tinh thần làm việc với Sở Công Thương thì chúng ta sẽ tranh thủ để chúng ta tổ chức trong quý 2 này, các lớp cho các đối tượng như là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, Hội viên nông dân, các hợp tác xã, tổ hợp tác . Một lớp là Xây dựng thương hiệu, lớp thứ hai nữa là Kinh doanh thương mại điện tử".

 

Có thể thấy, đảm bảo nguồn vốn vay, hỗ trợ đào tạo và công ăn việc làm, cũng như chăm lo về mặt an sinh xã hội là những chính sách đồng bộ mà TPHCM thông qua Hội nông dân các cấp đã tập trung chăm lo cho bà con nông dân. Riêng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, TPHCMđược xem là đơn vị đi đầu trong việc nâng cao giá trị sản xuất và đầu tư trong công tác chọn cây con giống phù hợp với thổ nhưỡng canh tác. Chia sẻ về thành quả đạt được của thành phố so với các địa phương trên cả nước, ông Trần Văn Làm, Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam - Phụ trách phía Nam nhìn nhận: "Trong sản xuất ở các tỉnh rất là khó, còn riêng thành phố, chọn một số cây con riêng có của thành phố mà nông dân có thể trồng được và phát triển được. Trong tình hình này, tôi cho là việc đó cũng là một nghiên cứu, cập nhật liên tục mới chọn ra được những cây con mà bền vững được".

Để khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã ban hành quyết định số 13/2013 tạo điều kiện cho nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2015. Xác định thành viên, cán bộ hội viên Hội Nông dân là nhân tố chủ chốt trong việc xét duyệt những đề án xin vay vốn từ nông dân, hợp tác xã, trang trại, ông Nguyễn Văn Phụng, Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố, cho rằng: "Về công tác hỗ trợ nông dân về vốn này kia thì mình có nhiều nhưng mà tôi đặc biệt lưu ý ở chỗ Quyết định 13. Nếu là thành viên thì chúng ta phải nắm cho kỹ số lượng người được vay là bao nhiêu.Trong đó hội viên là nông dân của mình là bao nhiêu. Bởi vì trong Quyết định 13 này vay không phải là riêng nông dân không, có đối tượng không phải là nông dân, có đối tượng là những trang trại. Để mình biết được vai trò của mình trong việc xét duyệt này là như thế nào".

 

Đời sống nông thôn TPHCM hiện vẫn còn một bộ phận nông dân gặp khó khăn. Tuy nhiên, số lượng này đang giảm một cách rõ rệt. Đó là kết quả của những cố gắng không ngừng của bà con trong thay đổi từ cách trồng trọt chăn nuôi truyền thống sang hướng tập trung, xây dựng các hợp tác xã, trang trại và trên thực tế những chính sách hỗ trợ của Đảng bộ - Chính quyền thành phố đã và đang phát huy vai trò của mình, đem lại cho người nông dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Nguyễn Quân
Nguồn voh.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 306

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 305


Hôm nayHôm nay : 24548

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1083808

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72766517