02:25 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái cơ cấu: “Phép màu” nào kéo giảm nhập khẩu muối?

Thứ sáu - 26/06/2015 05:52
(HQ Online)- Mới đây, Bộ NN&PTNT đã công bố Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành muối theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Bước đi này liệu có giúp ngành muối giải “bài toán” luẩn quẩn bao năm: Muối trong nước dư thừa nhưng thường xuyên phải NK để phục vụ sản xuất?
Tái cơ cấu ngành muối không chỉ nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững mà còn phải quan tâm đến lợi ích, đời sống của diêm dân. Ảnh: S.T

Tái cơ cấu ngành muối không chỉ nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững mà còn phải quan tâm đến lợi ích, đời sống của diêm dân. Ảnh: S.T

 
 

Theo Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT): Cả nước hiện có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối trải dài từ Hải Phòng đến Cà Mau với khoảng hơn 78.640 lao động tham gia sản xuất muối, trong đó hầu hết là phụ nữ, người già và trẻ em. Tổng sản lượng muối bình quân của cả nước trong 5 năm gần đây đạt trên 900.000 tấn/năm. Năng suất lao động trung bình khoảng 15 tấn/người/năm.

 
Muối nhập khẩu: Tốt, rẻ

 

Ông An Văn Khanh, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm sản thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết: Hiện nay, một trong những khó khăn điển hình của ngành muối là không tiêu thụ nổi sản phẩm. Cả nước hiện đang tồn kho khoảng 600.000 tấn muối, nhiều gấp 4 lần so với cả năm 2014. Thời gian tới, hội nhập kinh tế sâu rộng hơn sẽ càng gia tăng sự cạnh tranh, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, tiêu thụ, và thu nhập của diêm dân.

Vấn đề nhức nhối nhất của ngành muối bao lâu nay là trong khi muối sản xuất trong nước dư thừa, diêm dân chật vật vì hàng tồn, giá rẻ thì hàng năm muối vẫn đều đặn được NK để phục vụ nhu cầu của nhiều ngành sản xuất. Nguyên nhân nằm ở chỗ, muối NK chất lượng tốt mà giá cả lại rẻ hơn hẳn muối trong nước.

Theo đại diện Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản và Nghề muối Hải Phòng, mỗi năm số lượng muối NK qua cảng Hải Phòng khoảng trên 100.000 tấn, chủ yếu để phục vụ ngành hóa chất. Muối nội khó có thể cạnh tranh được với muối ngoại bởi trong khi giá bán 1 kg muối tại Hải Phòng hiện là 2.500 đồng/kg thì giá muối NK từ các quốc gia như Ấn Độ, Pakistan với chất lượng tương đối ổn định, đánh giá mẫu đạt tới 97-98%  giá bán chỉ khoảng 1.500-1.600 đồng/kg.

Liên quan tới vấn đề này, ông Bùi Thế Cường, chuyên viên Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) cho biết: Hiện nay nhiều nhà máy sản xuất hóa chất xút, sô đa sử dụng muối công nghiệp và các DN vẫn thường xuyên phải NK lượng lớn muối công nghiệp này do muối trong nước không đảm bảo chất lượng. Đến năm 2020, khi ngành công nghiệp hóa chất có thêm nhiều dự án sản xuất xút, lượng muối công nghiệp tiêu thụ sẽ vào khoảng 900.000 tấn/năm. Nếu sản xuất muối trong nước chưa khắc phục được những điểm yếu chính về chất lượng và sự cạnh tranh giá cả thì khả năng gia tăng NK muối vẫn hiện hữu.

Cần chính sách đặc thù?

Để gỡ khó cho ngành muối, đầu tháng 5 vừa qua, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành muối. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, tổng diện tích muối ổn định 14.500ha, sản lượng 2 triệu tấn, trong đó, muối công nghiệp là 8.000ha, sản lượng đạt 1.310.000 tấn. Chất lượng muối đạt chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, tái cơ cấu ngành muối không chỉ nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững mà còn phải quan tâm đến lợi ích, đời sống của diêm dân. Thứ trưởng đề nghị các địa phương tập trung triển khai cụ thể Kế hoạch hành động của Bộ. Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối chịu trách nhiệm tham mưu cho Bộ trong xây dựng, soạn thảo Nghị định sản xuất, kinh doanh muối. Trong Nghị định phải làm rõ vấn đề phân biệt rạch ròi giữa muối ăn và muối công nghiệp, từ đó đưa ra tiêu chuẩn, cơ chế chính sách khác nhau. Bên cạnh đó, Nghị định cũng phải đề cập tới nội dung tạo ra những cơ chế đột phá trong ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất muối, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh; tạo điều kiện cho DN liên kết tốt với vùng nguyên liệu và hỗ trợ DN XK... Ngoài ra, Thứ trưởng giao Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cùng các cơ quan liên quan tập trung nghiên cứu, tìm đáp án cho câu hỏi tại sao giá muối NK lại thấp hơn giá thành sản xuất muối trong nước để đưa ra giải pháp phù hợp.

Một số chuyên gia đánh giá, Đề án Tái cơ cấu ngành muối chủ yếu nói nhiều đến sản xuất, chế biến chứ chưa thực sự đề cập sâu tới vấn đề tiêu thụ, lưu thông muối trên thị trường. Bên cạnh hạ giá thành sản phẩm, “nút thắt” chủ yếu cần gỡ là phải nâng cao chất lượng muối trong nước tương xứng với muối NK, đáp ứng được nhu cầu của nhiều ngành sản xuất nội địa, đặc biệt là ngành hóa chất. Bộ NN&PTNT cần đề nghị Chính phủ có cơ chế đặc thù cho ngành muối trong các vấn đề như hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ, thậm chí là chính sách bình ổn giá…

Xung quanh vấn đề này, Thứ trưởng Vũ Văn Tám giao Cục chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối phối hợp cùng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng muối; đồng thời rà soát lại các tiêu chuẩn và có những đề xuất cơ chế khuyến khích tiêu thụ muối trong nước, muối công nghiệp đáp ứng được yêu cầu.

 

Bà Trần Thị Bình, Giám đốc Công ty CP Muối và Thương mại Nam Định:

Ngành muối luôn thiếu sự quan tâm

Từ khi chuyển đổi từ thời kỳ bao cấp sang cơ chế thị trường, ngành muối thiếu hẳn sự quan tâm của Nhà nước, đặc biệt là thiếu định hướng quy hoạch. Có thể coi đây là loại “vàng trắng” chưa được quan tâm đầu tư, phát triển đúng mức.

Sản phẩm của ngành muối được chia làm 2 loại: muối nước (dùng cho sản xuất công nghiệp) và muối cát (dùng cho thực phẩm). Muối cát có hàm  lượng NaCl (natri clorua) khoảng 82%,  muối nước hàm lượng này là 98-99%. Tuy nhiên thực tế hiện nay là có một lượng lớn muối công nghiệp được dùng cho thực phẩm . Việc sử dụng sai mục đích này không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, khiến các bệnh về chuyển hóa như tim mạch, huyết áp gia tăng mà còn gây mất cân đối cung cầu ngành muối. Bên cạnh đó trong khi muối trong nước dư thừa, muối nước ngoài lại nhập về lượng lớn vào đúng vụ sản xuất trong nước khiến ngành muối càng thêm khó khăn hơn.

theo baohaiquan
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 223


Hôm nayHôm nay : 35251

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1168397

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60176720