23:31 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tết no ấm ở Phja Đeng

Thứ sáu - 31/01/2014 20:30
Ẩn dưới tán rừng già trùng điệp đỉnh núi trên dãy Phja Bjooc là những bản làng người Mông, người Dao quanh năm sống với nghèo nàn, thiếu đói...
“Hây dà, cái tết con ngựa này cả xã, cả bản không còn lo đói nữa rồi. Nhà nào cũng sẽ có thịt để ăn, có rượu để uống, năm nay được mùa mà!”- già Lã Văn Pường ở bản Phja Đeng, xã Nghiên Loan (Pác Nặm, Bắc Kạn), đưa mắt nhìn những đỉnh núi trên dãy Phja Bjooc mờ sương và chia sẻ với chúng tôi bằng giọng tự hào. 

Cuộc sống no ấm đã về với người dân Phja Đeng.
Cuộc sống no ấm đã về với người dân Phja Đeng.

Trước đây, ai chẳng biết nơi đây ngày trước, ẩn dưới tán rừng già trùng điệp là những bản làng người Mông, người Dao quanh năm sống với nghèo nàn, thiếu đói...

Tết Giáp Ngọ này sẽ vui!

Trận mưa cuối đông khiến núi rừng Pác Nặm trở nên âm u, nằng nặng. Bữa cơm đạm bạc tại nhà trưởng bản Phja Đeng bày ra với thịt rừng, rau núi, rượu ngô lại có cả Sằm A Đới- cán bộ khuyến nông xã ngồi trò chuyện, khiến cho cái lạnh rừng rú tan dần. 

Anh Đới kể rằng, trước đây chẳng riêng gì Phja Đeng mà cả xã Nghiên Loan đều đói, cuộc sống chỉ biết trông chờ vào những nương ruộng bạc màu chen lẫn với đá. Ruộng nương ở đây cũng chỉ làm được một vụ thôi. Mùa đông buốt giá, sương muối trắng xoá khắp ngả, cỏ cây úa tàn co mình trong hốc đá, không vươn lên nổi. 

Vài năm trở lại đây, được Nhà nước đưa giống lúa mới, giống ngô lai năng suất cao vào đất Nghiên Loan, lại đưa cả cán bộ khuyến nông đến tận thôn bản dạy đồng bào biết cách trồng lúa, trồng ngô, nuôi bò, chăn dê... Vì thế, cuộc sống đồng bào mỗi năm thêm đổi mới, nhà nào cũng rủng rỉnh thóc. 

Cũng nhờ sự ổn định về cơ cấu mùa vụ mà ngay sau đợt rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến hoa màu, vật nuôi vừa rồi, kinh tế của nhiều hộ đồng bào hồi phục khá nhanh, tình trạng đói ăn, đứt bữa không kéo dài lâu. Những hộ như Thào A Siểng, Sằm Khương... mặc dù bị gần như mất trắng hoa màu, trâu bò chết rét, nhưng đến thời điểm hiện tại, nhờ sự giúp đỡ của địa phương, đều đã dần ổn định, chuẩn bị đủ lương thực, đủ tiền để có thể “lo cho các con được một cái tết tươm tươm”. “Tết con ngựa này sẽ vui mà! Ở lại đây ăn cỗ cùng bà con đi!” - bước chân vào mái nhà sàn nào chúng tôi cũng nhận được những lời mời chào như vậy... 

Ổn định cuộc sống nhờ sự trợ lực của Nhà nước

Đồng bào Mông có nhiều cái tết trong năm ngoài Tết Nguyên đán. “Xưa kia đói kém, bà con chỉ đón tết lấy lệ. Nay thì khác rồi. Nhà nào khá giả thì mổ vài con lợn, nhà nào khó hơn thì cũng phải có mấy đôi gà để cúng tổ tiên...” - già Thào A Pường cười móm mém. 

“Để có được cuộc sống như hôm nay, bà con các dân tộc ở vùng này không thể quên được sự giúp đỡ của Nhà nước bằng nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội...” - chị Lộc Thị Yến- Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nghiên Loan tâm sự. Theo chân chị Yến, chúng tôi đã đến thăm mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi lợn nái và lợn thịt của gia đình hội viên Lã Thị Ngoảng ở Bản Nà. Từ 15 triệu đồng vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pác Nặm thông qua tổ chức Hội Phụ nữ, chị Ngoảng đã tập trung vào mô hình chăn nuôi lợn thị và lợn nái, mỗi năm cho thu nhập khoảng trên dưới 30 triệu đồng, sau khi đã trừ mọi chi phí. “Trước đây, vợ chồng tôi nghèo lắm. Sau đó chúng tôi bàn nhau vay tiền nuôi lợn. Ngay từ những lứa lợn đầu tiên đã có lãi, chúng tôi lại tiếp tục mở rộng về quy mô chuồng trại, đầu tư thêm con giống. Đến nay, kinh tế của tôi đã ổn định, trả được cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng và còn mua sắm được xe máy, ti vi, tủ lạnh… Tết năm nay chắc hẳn cũng sẽ rất vui vì gia đình đã có của ăn, của để...” - chị Ngoảng khoe. 

Cũng giống như gia đình chị Ngoảng, nhờ nguồn vốn vay mà nhiều hộ nghèo ở xã đã có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, tạo thêm nhiều sản phẩm cung ứng cho thị trường, từng bước tiếp cận phương thức sản xuất hàng hoá, thay đổi tập quán canh tác cũ để nhanh chóng thoát nghèo và vươn lên làm giàu. 

Chúng tôi rời mảnh đất Nghiên Loan khi không khí của mùa xuân Giáp Ngọ đang len khắp sườn non. Đây đó vang lên tiếng lợn kêu, tiếng chày giã bánh… Tết no ấm đang về bên dãy Phja Bjooc. 
Nguồn: danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 606


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1480324

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74527295