11:59 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tháo gỡ khó khăn trong xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn

Thứ hai - 18/02/2013 20:01
Kết quả sau hai năm thực hiện xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) cho thấy, đây là phương thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp điều kiện nước ta, được nông dân, doanh nghiệp và các địa phương hưởng ứng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ những bất cập cần tháo gỡ để tiếp tục nhân rộng mô hình này.

Các bên cùng có lợi

Vụ hè thu năm 2011, được xem là năm đầu mô hình CÐML được triển khai rộng rãi. Ở khu vực Nam Bộ, diện tích thực hiện hơn 8.000 ha, khoảng 6.400 hộ tham gia, trong đó tỉnh An Giang tiếp tục đi đầu với diện tích thực hiện 3.857 ha. Kết quả mang lại khả quan khi giá thành sản xuất giảm, năng suất và chất lượng lúa tăng, giúp nông dân thu lợi nhuận cao hơn sản xuất bình thường. Vụ đông xuân 2011 - 2012, diện tích CÐML được nâng lên 19.724 ha ở 12 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) và tỉnh Tây Ninh. Ðến vụ hè thu năm 2012, tổng diện tích CÐML tiếp tục phát triển lên 32.110 ha, tăng gấp bốn lần so với một năm trước đó. Tại các địa phương cũng đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ tiêu biểu. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tỉnh An Giang, với việc chủ động trực tiếp mà trước tiên là có sự tiên phong của doanh nghiệp hình thành các mô hình chuỗi liên kết cung ứng sản xuất tiêu thụ tạo sự ổn định phát triển bền vững các mô hình liên kết đã góp phần rất lớn vào việc hạ giá thành sản xuất 721 đồng/kg (thời điểm năm 2011). Do đó, với diện tích tham gia mô hình hằng năm trên dưới 35 nghìn ha (cả nước) đã tiết kiệm cho nông dân khoảng 160 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, do hình thành liên kết sản xuất tiêu thụ cho nên đạt quy mô lớn, chất lượng đồng nhất, tỷ lệ thu hồi gạo cao và giá thành xuất khẩu cao hơn so với gạo cùng loại, góp phần vào tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Mở rộng liên kết

Khó khăn lớn nhất hiện nay là các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo chưa vào cuộc một cách tích cực trên các mô hình CÐML. Nhiều doanh nghiệp vẫn muốn duy trì cách thức mua lúa gạo thông qua đội ngũ thương lái... cho nên không ký hợp đồng ràng buộc trách nhiệm với người nông dân. Ðiều này chẳng những người nông dân chịu thiệt, vì không có quyền quyết định giá, nguy cơ bị gian lận; khó cải thiện nâng chất lượng hạt gạo do lúa gom từ nhiều nguồn khác nhau về giống, độ ẩm, độ chín; mà còn không thể xây dựng được vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu, thương hiệu gạo xuất khẩu, giảm khả năng cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường.

Một số doanh nghiệp mặc dù tích cực thu mua nhưng nguồn lực có hạn, thiếu vốn thu mua sản phẩm, đầu tư cho sấy, kho bãi, trong khi đó tiếp cận các nguồn vốn vay từ ngân hàng rất khó khăn. Giá lúa luôn biến động theo mùa vụ cho nên ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng liên kết tiêu thụ. Theo Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Long An Lê Minh Ðức, việc triển khai thực hiện mô hình CÐML gặp một số khó khăn như lực lượng kỹ thuật mỏng, kinh phí hỗ trợ hầu như không có. Hiện các CÐML ở ÐBSCL do Công ty Bảo vệ thực vật (An Giang) (AGPPS) và một số công ty lương thực lớn triển khai được xem là mô hình mẫu, hiệu quả trong liên kết bốn nhà khép kín từ đầu vào đến đầu ra, từ sản xuất đến tiêu thụ, nhưng khó nhân rộng. Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nguyễn Hùng Linh thừa nhận, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong thực hiện mô hình CÐML thời gian qua khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Việc xác định giá giữa doanh nghiệp và nông dân chênh lệch nhau. Các doanh nghiệp gặp khó trong hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức thu mua, phơi sấy, tài chính. Hầu hết các doanh nghiệp đều vay vốn ngân hàng nên không có tiền để bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Bên cạnh đó, diện tích đất mỗi hộ ít, cho nên số hộ tham gia trong mô hình khá đông, nhưng do kiến thức, điều kiện của nông dân không đồng đều cho nên khả năng đầu tư, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mỗi hộ mỗi khác. Giám đốc Sở NN và PTNT Kiên Giang Mai Anh Nhịn cho rằng, phần lớn nông dân vùng ÐBSCL ít vốn, sản xuất lệ thuộc vào vốn vay ngân hàng, trong khi đó thủ tục vay khó khăn, suất vay không đủ đầu tư người nông dân phải ký nợ tại các điểm bán vật tư nông nghiệp. Vì vậy, ngay sau khi thu hoạch người nông dân phải bán lúa tại ruộng để trả nợ, tái sản xuất mặc dù giá lúa bán được chưa thật sự hài lòng. Những hộ không bị áp lực nợ nần nhưng do hệ thống sấy lúa không đáp ứng, buộc lòng họ phải bán lúa tươi, nhất là vụ hè thu. Bất cập nữa, một số nông dân tham gia vào mô hình còn mang tính hình thức, không tuân thủ đúng quy trình canh tác đã được hướng dẫn; việc cung cấp thông tin thị trường cho nông dân chưa kịp thời, nhất là vai trò điều hành của nhóm liên kết nông dân còn yếu, chưa có kinh nghiệm...

Xây dựng thương hiệu gạo

Ðịnh hướng xây dựng CÐML là tiến tới hình thành vùng nguyên liệu lúa hàng hóa, xuất khẩu một triệu ha và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam. Ðể thực hiện có hiệu quả, Bộ NN và PTNT đưa ra lộ trình ba bước. Việc xây dựng mô hình để hình thành vùng nguyên liệu phải dựa trên quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết của địa phương. Vùng nguyên liệu phải có quy mô diện tích từ 5.000 đến 30.000 ha đối với các tỉnh vùng ÐBSCL và từ 100 đến 1.000 ha đối với các vùng khác; tùy theo hình thức thực tế của việc ký kết, thu mua của các doanh nghiệp xuất khẩu để xây dựng và phải sản xuất theo đơn đặt hàng, theo kế hoạch xuất khẩu; đồng thời vùng nguyên liệu phải được đầu tư hạ tầng, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất lúa. Sau khi vùng nguyên liệu được hình thành, tiến tới xây dựng thương hiệu lúa gạo trên cơ sở sản xuất theo VietGAP hoàn chỉnh và khép kín từ khâu sản xuất, thu hoạch, tồn trữ, bảo quản, chế biến, bán sản phẩm đạt giá trị cao nhất và phân phối lợi nhuận hợp lý, hài hòa.

Theo đó, PGS, TS Lê Quốc Doanh kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về một số chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ một số nông sản cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất theo phương thức CÐML. Ðồng thời, Chính phủ xây dựng, điều chỉnh một số văn bản pháp luật có liên quan như: Sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2010/NÐ-CP theo hướng bổ sung điều kiện các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải tham gia vào sản xuất, tiêu thụ theo phương thức CÐML. Buộc các doanh nghiệp cần có hợp đồng tiêu thụ lúa gạo gắn với vùng nguyên liệu theo lộ trình cụ thể; đồng thời ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quản lý đội ngũ thương lái, hướng lực lượng này vào nền nếp, nhằm bảo vệ quyền lợi người nông dân.

bài và ảnh: VIỆT TIẾN
theo nhandan
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 221

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 212


Hôm nayHôm nay : 26636

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 52274

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60374231