02:52 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiêu thụ nông sản: Hai bộ đồng hành, nông dân hưởng lợi

Thứ hai - 08/06/2015 11:50
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Diễn đàn đồng hành và chia sẻ cùng doanh nghiệp và trang trại vừa được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.

Theo ông Nguyễn Lâm Viên, Phó chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam (VFAEA), Tổng giám đốc Công ty Vinamit, tình trạng tiêu thụ và xuất khẩu nông sản của nước ta đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn. Chất lượng nông sản không đồng đều, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan và vấn đề về xúc tiến thương mại chưa hiệu quả là nguyên nhân khiến cho xuất khẩu nông sản trì trệ.

Hiện Việt Nam đã trở thành thành viên ký kết 8 hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương ở các mức độ khác nhau, lộ trình giảm thuế đang được đẩy mạnh, tiến tới xóa bỏ thuế quan giai đoạn đến năm 2020. Do vậy, nếu người nông dân và ngay cả doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất khẩu nông sản không nắm rõ thị trường, không đủ sức cạnh tranh thì sẽ có nguy cơ bị đẩy lùi năng lực làm chủ ngay trên sân nhà.

Hồ tiêu là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.

Hàng rào thuế quan được xóa bỏ, nghĩa là người sản xuất bị mất đi lớp rào chắn bảo vệ đối với thương lái bên ngoài. Thương lái nước ngoài trực tiếp tiếp xúc với nhà sản xuất, bỏ qua nhà phân phối, công ty xuất khẩu và thương lái trong nước. Nếu không được trang bị ứng phó với thị trường, người nông dân rất dễ sa vào “cạm bẫy”. Thương nhân nước ngoài, cụ thể là thương nhânTrung Quốc, có thể gặp trực tiếp nông dân để đặt hàng các loại nông sản, đảm bảo tiêu thụ với giá thành phẩm khá cao và mang về nước mà không có bất kỳ rào cản nào từ phía cơ quan chức năng. Một tình trạng diễn ra khá phổ biến là khi người nông dân sản xuất đại trà thì chính những thương lái này sẽ ép giá sản phẩm, khiến người nông dân bị thua lỗ, thiệt hại đáng kể. Như vậy, người nông dân dễ bị đẩy vào tình thế bị động, trở thành “người làm thuê” ngay trên chính sân nhà. Và thị trường các mặt hàng nông sản dễ sa vào sự chi phối bởi một số lượng nhỏ thương nhân nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cho biết, xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2015 của nước ta chỉ đạt được 2,8 triệu tấn, giảm 10% về sản lượng và khoảng 13% về kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, tình hình thị trường trong nước vẫn tiếp tục trầm lắng. Nguyên nhân do mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân còn rời rạc, hời hợt.

Theo ông Năng, để phát triển bền vững và đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, mối liên kết “4 nhà”: nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông cần được thắt chặt. Trong đó, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nông được đặt lên vị trí hàng đầu.

Xuất khẩu thanh long thường xuyên gặp phải các vấn đề về thị trường tiêu thụ.

Theo TS. Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, nông dân và doanh nghiệp không thể liên kết thành công với quy mô nhỏ lẻ và manh mún. Nông dân  phải liên kết với nhau dưới các hình thức như trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên minh hợp tác xã để có những cánh đồng lớn, khu vườn lớn, ứng dụng cùng quy trình kỹ thuật mới có sản phẩm chất lượng cao, khối lượng lớn, đáp ứng yêu cầu thị trường trong ngoài nước. Và doanh nghiệp cũng phải liên kết lại với nhau trong tổ chức hiệp hội để hỗ trợ lẫn nhau thì mới thành công được.

Để giải quyết bài toán đầu ra cho nông sản đang trì trệ lâu nay, TS.Võ Mai ý kiến: “Nhìn về góc độ quốc gia thì Bộ Nông nghiệp và PTNT là đại diện cho nông dân và Bộ Công Thương đại diện cho doanh nghiệp. Bộ Công Thương phải là người tổ chức nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và tiến hành xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm Việt Nam; nắm bắt thị hiếu cũng như nhu cầu tiêu thụ ở nước ngoài, ký kết hợp đồng ghi nhớ và đặt hàng cho Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức, chỉ đạo sản xuất. Các cơ quan và các tổ chức quần chúng có liên quan hỗ trợ hai bộ trong chỉ đạo sản xuất và giải quyết đầu ra cho sản phẩm trên cơ sở liên kết phân công trách nhiệm của hai bộ; không để nông dân trồng tự phát, không biết trồng bao nhiêu là đủ và trồng để bán sản phẩm ở đâu. Có thực hiện như vậy thì mới giải quyết được bài toán đầu ra cho nông sản Việt Nam”.

Thùy Dương
Theo kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 256

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 250


Hôm nayHôm nay : 33834

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 297397

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73344368