01:59 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới ở Hải Hà

Thứ năm - 01/08/2013 20:25
Sau gần ba năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) đã "bê-tông hóa" được 73% đường liên xã, liên thôn, xóm, đường chính nội đồng và hệ thống kênh mương do các xã quản lý cũng đạt từ 7 đến 18%. Mặc dù so với nhiều địa phương trong tỉnh, tỷ lệ kiên cố hóa đường giao thông nông thôn còn "khiêm tốn", nhưng điều này đã thể hiện những nỗ lực, quyết tâm của Ðảng bộ, chính quyền và người dân huyện miền núi Hải Hà trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Hiệu quả từ sự đồng thuận

Chúng tôi đến xã Quảng Ðiền đúng vào lúc các hộ dân ở thôn 5 và 6 đang cùng với đơn vị thi công hối hả đổ những mét bê-tông của tuyến đường liên thôn, xóm có tổng chiều dài 1.500 m. Chứng kiến không khí lao động của bà con trong thôn, chúng tôi cảm nhận rõ sự đồng thuận của những người dân nơi đây. Bác Phạm Ðình Luyện, trưởng thôn 5 phấn khởi cho biết: "Từ khi có chủ trương làm đường giao thông, bà con trong thôn rất phấn khởi và đồng thuận cao, thậm chí có người đề nghị huyện và tỉnh cấp thêm xi-măng để làm đường, tất cả mọi người đều mong muốn xây dựng kiên cố hóa đường thôn vì lợi ích của thôn, xóm".

Anh Dương Văn Hải ở thôn 5 cho biết: "Gia đình anh đã tự nguyện dịch gần 100 m  tường rào và đóng góp bốn triệu đồng để mở rộng và xây dựng đường giao thông. Ở nhiều thôn, xóm, mức đóng góp còn lớn hơn do đường dài, lại chủ yếu là đường đất nhưng mọi người vẫn cố gắng, vì làm đường cũng chính là để phục vụ cho mình chứ có làm cho ai đâu. Tôi nghĩ đơn giản chẳng lẽ cứ phải đi mãi con đường đất lầy lội, chật hẹp thì bao giờ mới có đường mới rộng rãi, kiên cố để đi, thôi thì cứ cố gắng đóng góp dù biết cuộc sống còn nhiều khó khăn".

Những ngày làm đường giao thông thôn, xóm nào cũng vui như hội. Từ lúc họp hành bàn triển khai công việc, đến lúc động thổ, thi công và nghiệm thu. Xóm nào ít nhân lực thì xóm khác đến trợ giúp, theo cách thức đổi công. Tình làng, nghĩa xóm cũng thêm bền chặt qua việc làm đường. Chủ tịch UBND xã Quảng Ðiền Bùi Văn Lánh cho rằng: "Ðiều đáng quý là cùng với việc đóng góp ngày công lao động, người dân còn sẵn sàng hiến đất, dỡ bỏ các công trình, cây cối để mở rộng đường mà không cần bồi thường, người dân trong toàn xã đã tự nguyện hiến hàng trăm m2 đất để làm đường giao thông. Tính đến thời điểm này, toàn xã Quảng Ðiền đã "bê-tông hóa" được 2.890 m  đường giao thông liên thôn, xóm".

Bí thư Huyện ủy Hải Hà Trần Văn Lâm cho biết: "Lúc đầu rất khó khăn bởi người dân luôn quan niệm các công trình công cộng phải do Nhà nước đầu tư. Lãnh đạo huyện phải thay phiên nhau, xuống các xã đối thoại với dân, để giúp họ thấu hiểu chủ trương của địa phương và Nhà nước. Ðồng thời cũng trực tiếp giải quyết thỏa đáng những khúc mắc, kiến nghị của người dân, qua đó người dân đã tin tưởng và đồng thuận với công cuộc xây dựng nông thôn mới của huyện".

Từ sự năng động, nhiệt tình của lãnh đạo huyện đã giúp tạo dựng niềm tin, quyết tâm của người dân trong việc cùng các cấp chính quyền, đoàn thể xây dựng nông thôn mới trong hoàn cảnh nhiều hộ còn rất khó khăn. Ðiều đặc biệt hơn là có nhiều việc các cấp ủy Ðảng, chính quyền đã tin tưởng giao cho người dân tự bàn, tự quyết, chính quyền chỉ định hướng và tháo gỡ khó khăn khi dân cần. Bên cạnh đó, chung tay cùng người dân và chính quyền làm đường giao thông còn có các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và đặc biệt là các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn huyện đã vào cuộc mạnh mẽ không chỉ ủng hộ tiền, nguyên vật liệu, mà còn đóng góp nhiều ngày công lao động. Ðược biết, tổng kinh phí do nhân dân và doanh nghiệp đóng góp xây dựng nông thôn mới là 27 tỷ đồng.

Có thể khẳng định, chương trình xây dựng nông thôn mới của Hải Hà đã tạo được sự đồng thuận và chung sức của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong huyện. Nhiều điển hình doanh nghiệp, cá nhân đã đóng góp kinh phí, hiến đất, ngày công lao động xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Ðời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, từng bước hình thành tư duy sản xuất hàng hóa tập trung, nhiều mô hình sản xuất mới có hiệu quả.

Phát triển tiềm năng, thế mạnh

Là huyện miền núi, Hải Hà xác định tập trung sẽ phát triển dịch vụ, giao thương biên giới, cảng biển. Hải Hà có hơn 10 km đường biên, với điểm thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc), đang được hai bên nghiên cứu nâng cấp thành cặp cửa khẩu chính. Cùng với đó, tỉnh lộ 340 nối Bắc Phong Sinh với quốc lộ 18 đã được nâng cấp, từng bước góp phần thúc đẩy và phát triển giao thương hàng hóa giữa các vùng miền. Huyện Hải Hà đang xây dựng các đồ án quy hoạch khu vực  này, trong đó có Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, rộng hơn chín nghìn ha kêu gọi các nhà đầu tư mở các kho lạnh, bến bãi, dịch vụ..., phục vụ các hoạt động xuất nhập khẩu; việc quy hoạch khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, theo hướng trở thành điểm trung chuyển công-ten-nơ từ các cửa khẩu Móng Cái, Bắc Phong Sinh đi Hải Phòng. Với tuyến đường biển này, theo tính toán, chi phí mỗi công-ten-nơ sẽ giảm so với đường bộ, giúp giảm tải cho tuyến quốc lộ 18 hiện nay. Tuy nhiên, hạ tầng cơ sở khu vực này hiện thiếu và yếu. Vì thế, trước mắt, huyện đang tiếp tục đầu tư điện, nước, đường giao thông. Bí thư Huyện ủy Hải Hà Trần Văn Lâm cho biết: "Cùng với việc xúc tiến các dự án giao thông nối liền cửa khẩu thương mại Bắc Phong Sinh với Khu kinh tế cảng biển Hải Hà và TP Móng Cái, tạo ra sự bứt phá về công nghiệp và dịch vụ thì nông nghiệp cũng được quan tâm đặc biệt, bởi đây là nền tảng cho sự phát triển bền vững của địa phương. Là huyện thuần nông, vì thế nông nghiệp vẫn là lĩnh vực chủ yếu của Hải Hà cho dù tiềm năng kinh tế cửa khẩu là rất lớn. Thời gian tới, để nông nghiệp có những bước đột phá mới, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào những cánh đồng mẫu lớn, như chè, mía tím, rau an toàn và vùng nuôi trồng thủy sản". Ðược coi là cây chủ lực của huyện, hiện nay tổng diện tích trồng chè của huyện là 982 ha. Mỗi năm, lượng chè qua sơ chế được các hộ dân ở đây xuất bán vào khoảng 1.600 tấn, nhưng vẫn không đủ cung cấp cho nhu cầu thị trường.

Cây chè giống mới tỏ ra rất  phù hợp với điều kiện chất đất, khí hậu ở đây đã tạo ra năng suất và giá trị  kinh tế cao, giúp cho đời sống của hơn một nghìn hộ gia đình sản xuất, kinh doanh chè thu nhập ổn định. Với mía tím, giá trị kinh tế cao  hơn từ 300 đến 350 triệu đồng/ha, huyện đang phấn đấu tăng diện tích trồng mía tím lên 152 ha. Bên cạnh đó, Hải Hà còn có vùng trồng rau sạch tập trung ở xã Quảng  Minh và đang từng bước phối hợp với Công ty Việt Long tiếp tục mở rộng vùng trồng mới để cung cấp cho thị trường. Rừng cũng là một lợi thế, với khoảng 35 nghìn ha đất rừng, tỷ lệ che phủ hơn 50%. Ðến nay, cơ bản huyện đã giao đất, giao rừng cho nhân dân để trồng keo, quế, thông nhựa. Hải Hà còn có thế mạnh về đánh  bắt, nuôi trồng thủy sản; đặc biệt, với bãi triều rộng hơn sáu nghìn ha, phù hợp cho nuôi ngao, sá sùng... hiện nay, huyện cũng đang quy hoạch để giao diện tích đất này cho nhân dân, qua đó phát huy hiệu quả hơn lợi thế thiên nhiên ưu đãi. Ðồng thời xác định, nông nghiệp là điểm tựa cho phát triển công nghiệp, dịch vụ. Trong ba năm (2010-2012), Hải Hà đã triển khai 56 dự án, mô hình phát triển sản xuất  với tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ là hơn 10 tỷ đồng.

Thời gian tới, huyện Hải Hà tiếp tục nỗ lực tập trung cho phát triển sản xuất,  xây dựng các dự án, mô hình sản xuất lớn, vùng sản xuất tập trung, thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến năm 2015, huyện sẽ cơ bản hoàn thành xây dựng chương trình nông thôn mới theo đúng lộ trình đã đề ra.

Quang Thọ
Nguồn nhandan.org.vn
 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 413


Hôm nayHôm nay : 29712

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1420734

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74467705