22:23 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng vùng rau sạch ven đô

Thứ tư - 02/04/2014 04:45
Trước thực trạng báo động về vệ sinh an toàn thực phẩm thu hút sự quan tâm của cộng đồng, với ý tưởng vừa hướng tới phục vụ đời sống dân sinh, vừa góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái, những năm qua, dự án trồng rau sạch hữu cơ tại các xã phụ cận của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã cho thấy nhiều ý nghĩa thiết thực…

Tính vượt trội của dự án rau sạch

Sóc Sơn là huyện đầu tiên thí điểm chương trình trồng rau sạch tại Hà Nội. Mô hình này bắt đầu từ năm 2008, khi nhận được sự quan tâm của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, tổ chức ADDA Đan Mạch tại Việt Nam phối hợp thực hiện các lớp huấn luyện kĩ thuật canh tác hữu cơ cho hàng nghìn nông dân, thành lập các liên nhóm và HTX thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc trong quy trình sản xuất rau hữu cơ và sự giám sát của hệ thống quản lí chất lượng sản phẩm của tổ chức ADDA Đan Mạch (PGS).

 Hiện nay, toàn huyện có 13 nhóm, 2 liên nhóm, 2 HTX và các nhóm sản xuất rau hữu cơ. Tổng diện tích gieo trồng rau sạch là 1.425 ha (3 vụ) tại 26 xã, thị trấn, sản lượng 14.745 tấn. Sản xuất rau an toàn hơn 400 ha, được Chi cục Bảo vệ Thực vật cấp chứng nhận vùng sản xuất rau an toàn, đã và đang tổ chức mở rộng quy mô góp phần tăng thu nhập cho nông dân, đem lại sản phẩm an toàn cho người sử dụng và hướng tới phát triển công nghiệp bền vững. Trong đó, trên 20ha rau hữu cơ được sản xuất ở 3 xã Thanh Xuân, Đông Xuân, Xuân Giang. Sản phẩm rau hữu cơ đa dạng, có hơn 40 loại rau củ, quả các loại, kí kết hợp đồng cung ứng rau hằng ngày cho các công ty và nhóm khách hàng tiêu thụ tại Hà Nội mỗi tháng 75 – 80 tấn.

Theo ông Nguyễn Lương Du, Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn, đến nay vẫn chưa có định nghĩa chuẩn về rau hữu cơ. Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản, đây là loại rau được canh tác chủ yếu sử dụng phân bón tự nhiên, như phân xanh, phân ủ hoai mục, không sử dụng phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng. Luân xen canh, nhổ cỏ bằng tay và dùng lớp phủ kín để kiểm soát cỏ dại. Sử dụng côn trùng, các loại hoa và thảo mộc có ích, đặt bẫy dân dụ và luân canh cây trồng để kiểm soát sâu bệnh. Việc quản lí chất lượng từ đầu vào và đầu ra, kiểm tra chéo giữa các nhóm trong sản xuất, các hộ vi phạm sẽ bị phạt hành chính, bị loại ra khỏi nhóm sản xuất. Do vậy, sản phẩm sản xuất ra thực sự bảo đảm an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn (Hà Nội) Nguyễn Lương Du dẫn khách quốc tế tham quan mô hình trang trại rau xanh.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn (Hà Nội) Nguyễn Lương Du dẫn khách quốc tế tham quan mô hình trang trại rau xanh.

Điểm khá đặc biệt là bên cạnh việc phát triển kinh tế, các trang trại rau cũng là nơi hằng ngày đón lượng không nhỏ khách du lịch đến tham quan, khảo sát, nghiên cứu. Khách trong nước và quốc tế khi đến với mô hình trang trại rau xanh đều thích thú bởi môi trường trong sạch, ít hóa học và an toàn.

Xây dựng thương hiệu rau hữu cơ

Chị Nguyễn Thị Nhung, Đội trưởng Đội sản xuất nói: “Kể từ khi có mô hình rau sạch này, chúng tôi thấy thực sự hiệu quả. Vừa được lao động trong một môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh, không hóa chất, lại tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Với loại rau này, người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Theo định hướng của huyện Sóc Sơn, những năm tới, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có thương hiệu sạch, đồng bộ từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ. Phát triển mạnh các vùng rau, hoa, cây ăn quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái. Quy hoạch phát triển diện tích sản xuất rau xanh đến năm 2020 của huyện Sóc Sơn gồm 10 xã với 15 vùng tập trung hơn 20ha canh tác/ vùng, năm 2015 là 655ha, năm 2020 là 880ha. Tập trung sản xuất rau hữu cơ ở các xã Thanh Xuân, Đông Xuân, Xuân Giang, Tân Hưng, Tân Dân, đa dạng về chủng loại bảo đảm chất lượng để cung cấp cho thị trường.

Ông Phạm Quang Ngọc, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn cho biết, muốn phát triển mô hình trang trại rau xanh, cần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ thành một ngành sản xuất riêng, có vị trí nhất định trong sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp gắn quy hoạch phát triển và chế biến nông sản để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích tham gia của cả hệ thống chính trị, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nông dân, tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Không ngừng thúc đẩy nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, thu hoạch và bảo quản. Mục tiêu cuối cùng phải xây dựng, bảo vệ thương hiệu rau hữu cơ, duy trì và phát triển thương hiệu nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm hữu cơ thông qua các phương tiện truyền thông, để thương hiệu rau hữu cơ Sóc Sơn không chỉ là của riêng địa phương mà ngày càng mở rộng, phát triển hơn, vươn cao hơn

Theo nguoicaotuoi.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 290


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1129939

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72812648