20:33 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách làm sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới ở Đan Phượng

Thứ bảy - 31/05/2014 04:58
Đan Phượng hiện là một trong những huyện dẫn đầu toàn TP về số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) với 6 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí. Huyện phấn đấu trong năm 2014 cán đích thành công NTM toàn bộ 9 xã còn lại.
 
Để có được những kết quả trên, Đan Phượng đã có cách làm rất riêng và sáng tạo. Ông Nguyễn Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng (ảnh bên) đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị xung quanh vấn đề này.
Từ cách làm phù hợp
Chương trình xây dựng NTM đã triển khai được hơn 3 năm và đang nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân. Xin ông cho biết những kết quả đạt được trong xây dựng NTM của huyện đến thời điểm này?
- Thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2012 - 2015", huyện Đan Phượng đã chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện, xã tích cực tham gia. Đến nay, sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình 02, huyện đã đạt được một số kết quả khả quan. Cụ thể, 15/15 xã đạt các tiêu chí về quy hoạch, giao thông, thủy lợi, hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh, an ninh trật tự... Trong giáo dục, đến nay 64% số trường trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia, nằm trong top đầu TP. Về văn hóa, đã cơ bản hoàn thành chỉnh trang các nhà văn hóa thôn, xã, khu dân cư phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. Vừa qua, Tổ công tác giúp việc của Ban Chỉ đạo Chương trình 02 TP đã tiến hành chấm điểm xây dựng NTM tại các xã trên địa bàn huyện. Kết quả, có 6 xã được công nhận đạt chuẩn NTM gồm: Đan Phượng, Song Phượng, Đồng Tháp, Liên Hồng, Liên Trung, Tân Hội. Huyện phấn đấu đến hết năm 2014, 9 xã còn lại sẽ đạt chuẩn NTM.
Mô hình trồng hoa lan công nghệ cao tại thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng. Ảnh: Thắng Văn
Mô hình trồng hoa lan công nghệ cao tại thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng. Ảnh: Thắng Văn
 
Với kết quả trên, Đan Phượng và Thạch Thất là hai địa phương dẫn đầu toàn TP về số xã đạt chuẩn NTM. Ông có thể chia sẻ thêm về kinh nghiệm, cách làm của huyện trong xây dựng NTM?
- Để có kết quả này, ngay từ khi triển khai Chương trình 02, huyện đã xác định cách làm riêng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trong đó xác định nội dung trọng tâm đột phá là tập trung phát triển sản xuất và xây dựng hạ tầng nông thôn. Trong đó vận dụng sáng tạo Quyết định 16/QĐ-UBND ngày 6/7/2014 của UBND TP về quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016. Huyện tính toán mỗi tuyến đường giao thông hết khoảng bao nhiêu lượng cát, sỏi, xi măng. Trên cơ sở đó giới thiệu doanh nghiệp vào cung ứng vật liệu trước cho các địa phương, người dân đóng vai trò giám sát quá trình thực hiện. Đồng thời có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng, huyện thực hiện các tuyến đường liên xã; xã thực hiện các tuyến đường liên thôn; đường ngõ xóm do nhân dân trực tiếp tham gia đóng góp ngày công lao động thực hiện. Nhờ đó, chỉ một thời gian ngắn, huyện đã hoàn thành cơ bản việc bê tông hóa 100% các tuyến đường xóm, ngõ, đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí NTM. Đáng nói là cách làm này giúp loại bỏ nhiều khâu trung gian, gián tiếp nên giảm được tới 50% chi phí thực hiện. Trong vòng 3 năm qua, kinh phí xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện chỉ khoảng 200 tỷ đồng.
 
Tính đến hết năm 2013, kết quả huy động vốn và giải ngân xây dựng nông thôn mới của huyện Đan Phượng đạt hơn 1.101 tỷ đồng. Trong đó ngân sách TP trực tiếp là 80.150 triệu đồng, ngân sách huyện 725.011 triệu đồng, ngân sách xã 52.587 triệu đồng, vốn doanh nghiệp 4.261 triệu đồng, dân đóng góp 173.480 triệu đồng...
Trong phát triển sản xuất, huyện chỉ đạo xây dựng các dự án phát triển hoa, cây cảnh, rau an toàn và hạ tầng giao thông như hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đến nay, hầu hết các trục giao thông nội đồng đều được bê tông hóa, hệ thống điện cũng được kéo ra toàn bộ các cánh đồng phục vụ tốt cho sản xuất.
Phát triển sản xuất là biện pháp giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều địa phương vẫn đang loay hoay trong thực hiện mục tiêu này. Xin ông cho biết, Đan Phượng giải quyết vấn đề này như thế nào?
- Trước đây, Đan Phượng xác định trọng tâm là phát triển chăn nuôi, đã có thời điểm tỷ trọng chăn nuôi chiếm tới 70% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do ô nhiễm môi trường và tình hình dịch bệnh gia tăng, giá cả thất thường nên chăn nuôi không còn giữ vai trò chủ đạo. Hiện nay, huyện đang tập trung xây dựng các mô hình chuyển đổi sang trồng hoa tại các xã Song Phượng, Hạ Mỗ; vùng trồng rau an toàn tại các xã Đồng Tháp, Song Phượng, Phương Đình đang trở thành những vùng rau trọng điểm của TP. Ngoài ra còn có các vùng trồng cây ăn quả như cam Canh, bưởi Diễn, đặc biệt, huyện đã xây dựng và đăng ký thành công nhãn hiệu "Bưởi tôm vàng Đan Phượng", bước đầu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm... Năm 2013, giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đạt 236 triệu đồng/ha/năm.
Đến vai trò quan trọng của cán bộ cơ sở
Theo ông, vai trò của các bí thư chi bộ, trưởng thôn đã được phát huy như thế nào trong quá trình xây dựng NTM, thưa ông?
- Trong quá trình triển khai xây dựng NTM, các trưởng thôn, bí thư chi bộ, trưởng ban mặt trận... ở thôn, xóm đóng vai trò rất quan trọng, bởi đây là các cán bộ trực tiếp gắn bó, sâu sát với dân. Do đó, huyện đã mời các trưởng thôn, bí thư chi bộ đến họp để phổ biến tất cả các văn bản, chính sách chỉ đạo từ cấp T.Ư đến TP, huyện liên quan đến xây dựng NTM. Đồng thời, yêu cầu khi xây dựng phương án quy hoạch NTM phải họp thôn để lấy ý kiến và giải thích cho người dân hiểu. Ngoài ra, ban chấp hành các đoàn thể cũng phải tích cực vào cuộc tuyên truyền, vận động hội viên. Theo đánh giá của chúng tôi, đáng ghi nhận là trong quá trình triển khai xây dựng NTM, hệ thống cán bộ thôn, xóm đã trưởng thành và phát huy tốt được vai trò của mình. 
Những tiêu chí hiện còn khó khăn, vướng mắc trong thực hiện của huyện là gì, thưa ông?
- Đến thời điểm này, việc thực hiện một số tiêu chí mà huyện gặp khó khăn là hình thức tổ chức sản xuất (đa số là các HTX nông nghiệp kiểu cũ), xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, nhất là làng nghề chế biến nông sản và chế biến gỗ. Ngoài ra, đất sản xuất nông nghiệp của huyện ít, bình quân chỉ 300m2/người, trong khi dân số đông cũng gây áp lực cho việc nâng cao thu nhập.
Đan Phượng đặt mục tiêu hết năm 2014, 9 xã còn lại đều hoàn thành xây dựng NTM. Xin ông cho biết để hoàn thành mục tiêu này, huyện đã có giải pháp thực hiện như thế nào?
- Hiện nay, các tiêu chí NTM về cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng của các xã đã cơ bản hoàn thành, đa số chỉ còn những tiêu chí không sử dụng quá nhiều kinh phí như y tế (tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm xã hội), văn hóa, vệ sinh môi trường... Do đó, huyện đã chỉ đạo các xã tích cực vận động Nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội, vệ sinh đường làng ngõ xóm, thực hiện tốt nếp sống văn hóa ở khu dân cư. Mục tiêu chỉ hoàn thành khi các địa phương quyết tâm vào cuộc. Tuy nhiên, quan điểm của huyện là xây dựng NTM không nóng vội mà đặt sự hài lòng của người dân lên hàng đầu.
Xin cảm ơn ông!
 
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2014
Tốc độ tăng giá trị tăng thêm 7,6%; Tổng giá trị sản xuất: 2.670 tỷ đồng; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn: 281,86 tỷ đồng; tổng sản lượng lương thực quy thóc: 26.000 tấn; thu nhập bình quân đầu người đạt 26 triệu đồng/người/năm; giảm tỷ lệ sinh con thứ ba so với năm trước 0,6%; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 1%; số trường đạt chuẩn quốc gia tăng thêm 4 trường (mầm non: Hạ Mỗ, Thọ An; THCS Trung Châu; tiểu học thị trấn Phùng); số hộ thoát nghèo 480 hộ; tỷ lệ hộ nghèo còn 2,5%; phấn đấu 87,3% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 72,8% làng, 90% tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa; số lao động được tạo việc làm: 2.000; số Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trong năm (cấp lần đầu): 2.402; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh: 100%; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom trong ngày: 97%
Thiên Tú
Nguồn ktdt.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 279

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 278


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1072873

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72755582