Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Mặc dù tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ HTX, song hiệu quả còn thấp, quy mô HTX nhỏ lẻ; khả năng tiếp cận đất đai, tín dụng hạn chế...
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) và Nghị quyết 122 của HĐND tỉnh về đề án phát triển KTTT Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2015, khu vực KTTT mà nòng cốt là HTX có những chuyển biến tích cực. Hà Tĩnh hiện có 3.243 tổ hợp tác, 1.310 HTX thuộc lĩnh vực nông nghiệp, CN – TTCN, thương mại – dịch vụ tổng hợp - quản lý chợ… Doanh thu bình quân của các HTX đạt 871 triệu đồng/năm, lãi bình quân đạt 100 triệu đồng/năm. Năm 2017, Hà Tĩnh thành lập 4 liên hiệp HTX nông nghiệp…
Ông Nguyễn Ngọc Hùng – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh: Cần rà roát cụ thể từng HTX để loại phân loại đúng kết quả hoạt động của khu vực KTTT. Những HTX yếu kém kéo dài cần kiên quyết giải thể, số còn lại phải chấn chỉnh hoạt động theo đúng bản chất của HTX kiểu mới để hỗ trợ đúng đối tượng và tạo sự phát triển.
Tuy nhiên, KTTT vẫn có nhiều khó khăn, yếu kém nên việc xây dựng, ban hành đề án phát triển KTTT đến năm 2020 là rất cần thiết. Đề án nghiên cứu, đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế trong phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX từ khi Luật HTX 2012 có hiệu lực; phân tích nguyên nhân và đưa ra những chỉ tiêu, giải pháp phát triển đến 2020. Qua đó, đưa khu vực KTTT thoát khỏi yếu kém, phát huy hơn nữa vai trò đối với sự phát triển KT - XH tỉnh nhà.
Ông Nguyễn Trí Lạc – Giám đốc Sở LĐTB&XH: Sau khi chuyển đổi HTX theo luật mới, cần quan tâm hỗ trợ phát triển các HTX, đặc biệt là HTX nông nghiệp và môi trường.
Dự thảo đề án nêu rõ mục tiêu là đẩy mạnh củng cố, phát triển các loại hình KTTT; khắc phục yếu kém với những tổ hợp tác, HTX thời gian qua; nâng cao chất lượng hoạt động của tổ hợp tác, HTX trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc, giá trị HTX và các quy định của pháp luật. Qua đó, tạo chuyển biến tích cực trong KTTT, góp phần xây dựng NTM, gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo...
Bà Nguyễn Thị Nhuần – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh: Trong vấn đề hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các HTX, nhất là bồi dưỡng kế toán cần tổ chức thi tuyển sau đào tạo nhằm tạo sự nghiêm túc và hiệu quả thực tế.
Theo đó, từ nay đến năm 2020, thành lập mới 2 liên hiệp HTX; bình quân mỗi năm thành lập 100 HTX; 100 tổ hợp tác. Đến 2020, toàn tỉnh có trên 1.500 HTX, 4.000 tổ hợp tác; tỷ lệ cán bộ quản lý HTX qua đào tạo có trình độ đại học, cao đẳng trên 15%; sơ cấp, trung cấp trên 40%... Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển KTTT về bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực; hỗ trợ về tín dụng, đất đai, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng...
Ông Đồng Xuân Vân – Trưởng phòng Tài chính huyện Thạch Hà: Không nên giao chỉ tiêu cụ thể mỗi năm mỗi xã phải thành lập bao nhiêu HTX mà thành lập mới phải dựa trên nhu cầu thực tiễn để tránh hình thức.
Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn nhấn mạnh: Mặc dù tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ HTX, song hiệu quả còn thấp, quy mô HTX nhỏ lẻ; khả năng tiếp cận đất đai, tín dụng hạn chế; công nghệ lạc hậu; chưa tạo được thương hiệu và sản phẩm có uy tín để tăng sức cạnh tranh. Công tác quản lý nhà nước về KTTT chưa đáp ứng yêu cầu...
Về dự thảo đề án, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, cần rà soát lại mục tiêu tổng quát. Để triển khai có hiệu quả đề án, cần đẩy mạnh tuyên truyền; nâng cao vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với KTTT; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nội tại các HTX; có chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho nông sản, tiếp cận vốn...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở KH&ĐT và các đơn vị liên quan tổng hợp ý kiến đại biểu, bổ sung, hoàn thiện đề án để trình HĐND tỉnh trong kỳ họp tới.
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn