16:49 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thành công nhờ phát huy nội lực

Thứ hai - 28/07/2014 21:56
Là một xã nghèo của huyện Chương Mỹ, sau ba năm thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), từng bước nâng cao đời sống nông dân, đến nay diện mạo của xã Hồng Phong đã thay đổi đáng kể. Có được thành công đó là nhờ xã đã phát huy được thế mạnh trong phát triển nông nghiệp và sự đồng thuận của người dân.
Sản xuất lúa hàng hóa sau dồn điền đổi thửa ở xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ.

Sản xuất lúa hàng hóa sau dồn điền đổi thửa ở xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ.


Chủ tịch UBND xã Hồng Phong Đào Minh Tuấn cho biết, trước khi thực hiện Chương trình 02, Hồng Phong là một xã nghèo của huyện, kinh tế tăng trưởng chậm, cơ cấu sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trình độ dân trí thấp. Năm 2011, thực hiện Chương trình 02, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của xã Hồng Phong đã xây dựng kế hoạch và triển khai sâu rộng đến từng cán bộ, đảng viên, các ban, ngành, đoàn thể và toàn thể nhân dân trong xã. Xác định được tầm quan trọng của việc dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp, xã đã tập trung quyết liệt vào công tác này. Đến hết quý II-2012, xã đã thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa và giao ruộng cho các hộ dân với diện tích hơn 202 ha. Sau dồn điền đổi thửa, mỗi hộ chỉ có một, hai thửa ruộng, rất thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng.

Về xã Hồng Phong bây giờ, đi đến đâu cũng bắt gặp vẻ mặt phấn khởi, rạng ngời của người dân nơi đây. Xã có 57 hộ thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất như: mô hình chăn nuôi tập trung, trồng cây ăn quả, trồng rau màu có giá trị kinh tế cao. Trên cánh đồng lúa chín vàng, bà Nguyễn Thị Thuận, thôn Lễ Khê Thượng cho biết: Sau dồn điền đổi thửa, nhân dân rất phấn khởi, vì sản xuất thuận lợi, tưới tiêu chủ động, có điều kiện nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Mặt khác, người dân có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Cùng với phát triển nông nghiệp, xã tập trung thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. Đến nay, xã đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất, khu trồng rau, khu trang trại chăn nuôi tập trung và cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Giao thông nội đồng được cứng hóa; hệ thống giáo dục đạt chuẩn; y tế, văn hóa, môi trường cũng đạt. Tổng cộng, xã Hồng Phong đã có 17 trong số 19 tiêu chí đạt và cơ bản đạt.

Để giảm tỷ lệ hộ nghèo, Chủ tịch UBND xã Đào Minh Tuấn chia sẻ: "Đảng ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể trong xã đã tập trung chỉ đạo, thực hiện chính sách giảm nghèo bằng nhiều hình thức như: phát triển sản xuất, chăn nuôi, nhân rộng các nghề tiểu thủ công nghiệp cho lực lượng lao động khi nhàn rỗi, chuyển đổi các mô hình sản xuất trang trại vừa và nhỏ, huy động các nguồn vốn của Nhà nước và của nhân dân để hỗ trợ các hộ gia đình phát triển các mô hình kinh tế". Kết quả là đến hết quý IV-2013, xã Hồng Phong đã hoàn thành mục tiêu giảm nghèo xuống còn 2,54%. Bên cạnh đó, để nâng cao đời sống người dân, xã phối hợp các trung tâm dạy nghề mở các lớp đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp, nấu ăn, may mặc, mây tre giang đan, móc sợi, xâu hạt; đào tạo nghề cho lao động chưa có việc làm, mỗi năm có thêm 110 lao động biết nghề, phối hợp các doanh nghiệp trên địa bàn trong và ngoài huyện có nhu cầu tuyển dụng lao động, qua đó giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn.

Những nỗ lực của cán bộ và người dân xã Hồng Phong đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Thu nhập bình quân đầu người trong xã đạt 22,5 triệu đồng/người/năm, cao gấp nhiều lần so với trước khi xây dựng NTM. Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Trần Vũ Lâm cho biết, với những kết quả đạt được, xã Hồng Phong đang là xã đứng đầu trong sáu xã của huyện Chương Mỹ, dự kiến sẽ hoàn thành xây dựng NTM trong năm nay. Còn hai tiêu chí chưa đạt là cơ sở vật chất văn hóa và trường học, từ nay đến cuối năm, UBND huyện sẽ tập trung nguồn lực, cùng với xã phấn đấu hoàn thành. Huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo xã phát huy những thế mạnh của địa phương về trồng trọt, chăn nuôi, thực hiện các nghề tiểu thủ công nghiệp, chuyển đổi các mô hình kinh tế cho hiệu quả cao để nâng cao đời sống cho người dân.

Bài, ảnh: Nam Bắc
Nguồn nhandan.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 317

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 316


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1075680

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71302995