22:51 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ưu tiên vốn cho mô hình hiệu quả

Thứ năm - 06/11/2014 02:16
Nhờ nguồn vốn tín dụng ngân hàng mà nhiều DN, hộ nông dân, trang trại, gia trại tại vùng ĐBSCL có điều kiện mở rộng quy mô, thúc đẩy chuyển đổi SX, hình thành các vùng SX hàng hóa lớn, tập trung…
Ký kết hợp đồng giữa các ngân hàng và DN về vốn tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn

Ký kết hợp đồng giữa các ngân hàng và DN về vốn tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn

Nằm trong chuỗi hoạt động Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL 2014 (MDEC - Sóc Trăng 2014), chiều qua 5/11, tại TP Sóc Trăng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam phối hợp với BCĐ Tây Nam bộ tổ chức Hội thảo “Vai trò của ngân hàng trong tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng ĐBSCL”.

Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình và Phó Trưởng ban thường thực BCĐ Tây Nam bộ Nguyễn Phong Quang đồng chủ trì hội nghị.

Hội thảo nhằm đánh giá lại hiệu quả cho vay tín dụng của ngành ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, vai trò của ngân hàng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM vùng ĐBSCL; đặc biệt là về vốn vay dài hạn để đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Qua đó, chỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và đề ra các giải pháp hiệu quả.

Theo NHNN Việt Nam, trong những năm qua, tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Đến cuối tháng 9/2014, tổng dư nợ tại các tổ chức tín dụng khu vực ĐBSCL đạt 332.576 tỷ đồng, tăng trên 7,6% so với giai đoạn cuối năm 2013 và chiếm gần 9% dư nợ cho vay toàn nền kinh tế.

Nhờ nguồn vốn tín dụng ngân hàng mà nhiều DN, hộ nông dân, trang trại, gia trại tại vùng ĐBSCL có điều kiện mở rộng quy mô, thúc đẩy chuyển đổi SX, hình thành các vùng SX hàng hóa lớn, tập trung…

Tham luận tại hội thảo, ông Võ Minh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho rằng, thời gian qua hệ thống các ngân hàng đã có nhiều chính sách tín dụng nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng vùng ĐBSCL.

 Trong đó, bao gồm: Chính sách hướng tới khách hàng và tháo gỡ khó khăn cho khác hàng (tháo gỡ khó khăn về thủ tục, giảm mặt bằng lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên trong nông nghiệp, nông thôn); Chính sách tín dụng đặc thù như cho vay mua tạm trữ lúa gạo, giảm tổn thất sau thu hoạch, phát triển chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu thủy sản; Ngành ngân hàng chung tay xây dựng NTM…

Những đóng góp tích cực của ngành ngân hàng đã góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao thu nhập của người dân khu vực nông thôn ĐBSCL. Đến cuối năm 2013, bình quân 1.269 xã triển khai xây dựng NTM của khu vực đã đạt hơn 9,2 tiêu chí, tăng gần 3,2 tiêu chí so với năm 2012, thu nhập hình quân đầu người tăng 10%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%.

Tuy nhiên, ông Tuấn cũng thẳng thắn chỉ ra những “điểm nghẽn” cần phải tập trung tháo gỡ trong hoạt động tín dụng ngân hàng ở ĐBSCL như: Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch trong nông nghiệp còn nhiều hạn chế, bao gồm cả quy hoạch nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Việt Nam; Nông dân SX nhỏ lẻ, chuỗi liên kết còn lỏng lẻo, chưa có “kênh” phân phối hiệu quả; Xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm xuất khẩu chưa được đầu tư thỏa đáng; Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao…

Cũng cùng quan điểm này, ông Phạm Thái Bình, GĐ Cty Trung An (TP Cần Thơ) cho rằng, điểm yếu trong phát triển kinh tế ở ĐBSCL chính là khâu liên kết. Nông dân thì mạnh ai lấy làm, DN thì có gì XK đấy nên sức cạnh tranh yếu, không tạo ra được những mặt hàng đặc thù có thế mạnh riêng.

Ông Bình viện dẫn như xây dựng cánh đồng lớn (CĐL), hiện vẫn chưa có nhiều DN mặn mà đầu tư tới nơi tới chốn. Lãi suất ngân hàng còn cao nên DN ngại vay đầu tư, vì làm CĐL phải đầu tư nhiều cho nông dân.

Còn TS Nguyễn Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương thì cho rằng, chính sách tín dụng cho nông nghiệp thời gian qua tăng khá mạnh, qua đó góp phần làm tăng sản lượng và chất lượng nông sản ở ĐBSCL.

Nhân dịp này, các ngân hàng thương mại và 6 DN đã ký kết hợp đồng tín theo chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp (đợt 3) theo Quyết định của NHNN. Đây là những DN có mô hình SX liên kết khá hoàn chỉnh, có quy mô SX lớn để tạo ra mô hình tốt trong liên kết ứng dụng công nghệ cao trong SX nông nghiệp theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp của Chính phủ.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn đáng lo ngại là tình trạng tín dụng đen, tín dụng ngầm vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở ĐBSCL. Mặc dù rủi ro cao, lãi suất cao nhưng nông dân vẫn lựa chọn loại hình tín dụng không chính thống này là do tính linh hoạt, nhanh chóng của nó.

Vì vậy, các ngân hàng cần phải đổi mới hơn nữa phương thức hoạt động, giúp nông dân dễ tiếp cận hơn. Trong tăng trưởng tín dụng phải gắn với hội nhập và phát huy thế mạnh của mình.

Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, thời gian qua, nông nghiệp đã đóng vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế đất nước. Vì vậy, cần phải có chích sách tín dụng riêng thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Chính phủ đã có đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đây là đề án xương sống để đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp trong thời gian tới.

Cần phải tổ chức lại quy hoạch một cách bày bản, không chỉ quy hoạch về SX mà còn phải quy hoạch cả về sản lượng. Kế đó là đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, đảm bảo quá trình SX thích ứng với biến đổi khí hậu. SX hàng hóa không thể làm nhỏ lẻ hộ gia đình mà phải liên kết, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Phải thay đổi tư duy, cái nhìn về SX nông nghiệp, giải phóng sức lao động cho người dân nông thôn. Hiệu quả đồng vốn đưa vào nông nghiệp thời gian qua khá lớn nhưng giá trị SX nông nghiệp tăng trưởng chưa tương xứng.

Ngành ngân hàng rất mong muốn đồng hành để ngành nông nghiệp phát triển theo hướng hiệu quả nhất. Cần rút kinh nghiệm cho vay theo kiểu sản xuất theo phong trào, mô hình trình diễn. Từ nay đến cuối năm, ngành ngân hàng sẽ đề xuất Chính phủ thông qua Nghị định 41 mới trên cơ sở sửa chữa, hoàn thiện những bất cập trong Nghị định 41 cũ trước đây. Trong đó, sẽ ưu tiên vốn tối đa cho các mô hình sản xuất hiệu quả, với mức lãi suất hợp lý nhất.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 208

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 207


Hôm nayHôm nay : 28898

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 79256

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60401213