08:41 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xã ngàn hộ tỷ phú gốc Hà thành

Thứ tư - 20/08/2014 03:24
Hơn nửa cuộc đời, từ hai bàn tay trắng, họ đã lao động cật lực, không ngừng nghỉ để biến rừng rậm hoang vu thành những vườn cà phê trĩu hạt. Họ là những cư dân Hà Nội đầu tiên vào khai hoang vùng đất mới cách đây ngót 40 năm.
Tân Hà có rất nhiều những căn biệt thự như thế này

Tân Hà có rất nhiều những căn biệt thự như thế này

Bài viết này chỉ nói riêng về Tân Hà, xã giàu nhất huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) với khoảng 1.500 hộ thu nhập trên dưới 1 tỷ đồng/năm.

ĐẤT KHÔNG PHỤ NGƯỜI

Tôi trở lại Lâm Hà vào một ngày đầu tháng 8, tiết trời thu như mát hơn khi xe bon bon trên tỉnh lộ 725 trải nhựa phẳng lỳ, uốn lượn trập trùng giữa những rẫy cà phê xanh ngút mắt.

Nghe tôi nói mục đích chuyến đi, ông Vũ Xuân Trường, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lâm Hà nói ngay: “Nông dân sản xuất giỏi, thu nhập vài tỷ đồng/năm ở Lâm Hà thì nhiều lắm. Trong đó, Tân Hà dẫn đầu”.

 Ông Trường khoe, Tân Hà giờ là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cụm 6 xã khu vực Lán Tranh và là một trong những xã có tốc độ phát triển kinh tế đứng đầu huyện.

Tân Hà có hơn 2.500 ha cà phê, do thời tiết thuận lợi, đất đỏ bazan màu mỡ, phù hợp với cây cà phê, lại được đầu tư, chăm sóc tốt nên năng suất rất cao. Có những hộ năm trúng, năng suất đạt 7-8 tấn/ha (như hộ Tuấn “bò” – Bích “mật”).

Người dân Tân Hà giàu lên nhờ cây này. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người/năm ở Tân Hà đạt 27 triệu đồng. Năm 2013, tăng lên 37 triệu. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn chưa đến 2%.

19-13-24_nh-1
Cảnh sầm uất ở Tân Hà

Là một trong những người đầu tiên từ quê Gia Lâm (Hà Nội) vào Lâm Hà năm 1977, ông Lương Chí Túc, năm nay đã 82 tuổi, nhớ lại: “Lúc chúng tôi mới vào, nơi đây còn là rừng rậm hoang vu, dấu chân thú rừng chi chít chứ không phải chân người. Đêm xuống, tiếng các loại thú rừng kêu rợn gáy. Nhiều khi, chúng chui cả vào nhà, chẳng sợ người.

Hai năm đầu, chính quyền chia cho mỗi nhà một khoảnh đất, hỗ trợ mỗi tháng mỗi người 13 kg gạo, còn thì tự lo vỡ đất, trồng trọt lấy rau ăn. Giữa thâm sơn cùng cốc, đủ thứ khó khăn, từ sốt rét, bệnh tật đến thú dữ, rắn độc… nhưng nhìn các con, chúng tôi lại động viên nhau phải vượt qua. Thời gian trôi đi, khó khăn cũng quen dần”.

Bây giờ, gia đình ông chẳng thiếu gì, lợn đầy chuồng, cá đầy ao, đàn gà chiu chít ngoài vườn cà phê, cây trái sum suê. Đã qua tuổi 80, nhưng ông bà Túc vẫn còn nhanh nhẹn, minh mẫn, đôi mắt còn tinh tường, nước da còn hồng hào lắm.

“Bây giờ Tân Hà được người dân “nâng cấp” lên thành “Tân Hà city”. Anh thấy đấy, sầm uất đâu thua gì một phố ngoài Hà Nội. Trung tâm thương mại, cửa hàng cửa hiệu san sát. Toàn xã có 112 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 624 cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại.

Giờ, những hàng quán lụp xụp, đường đất đỏ, nhà mái tranh, vách tranh hay lợp tấm tôn xi măng, rồi cảnh đi bộ 20 cây số, đu dây qua sông Đạ Đờn mua hàng hóa chỉ còn trong ký ức mà thôi”, Bí thư Đảng ủy Phùng Văn Quyến cười nói.

RẤT NHIỀU TỶ PHÚ

Theo Chủ tịch Hội nông dân xã Tân Hà Vũ Xuân Trường, hơn 50% số hộ trong tổng số hơn 2.800 hộ của xã có thu nhập trên dưới 1 tỷ đồng/năm, số thu 3-5 tỷ đồng cũng gần 20 hộ.

Một trong những hộ tỷ phú với thu nhập khoảng 10 tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí là gia đình ông Phùng Văn Luyện ở thôn Tân Trung. Ngoài 30 ha cà phê cho năng suất cao, vợ chồng ông Luyện còn kinh doanh phân bón, thu mua cà phê, kinh doanh vật tư nông nghiệp. “Ổng còn có mấy nhà hàng khách sạn ngoài thị trấn, bên Đức Trọng nữa”, ông Trường nói.

Chúng tôi đến thăm trang trại hươu sao Trường Sơn của vợ chồng anh Lê Xuân Trường ở thôn Tân Trung, nằm sau ngôi nhà bề thế mới xây giữa lúc anh Trường đang cho hươu ăn. Những chú hươu được chăm sóc khá tốt, đang nhẩn nha nhấm nháp cây ngô.

Anh Trường kể, trước năm 2008, anh nuôi heo, nhưng toàn thất bại hoặc không có lãi. Nghe thông tin có mô hình nuôi hươu ở Hương Sơn, Hà Tĩnh rất thành công, anh lặn lội ra tận nơi tìm hiểu cách thức nuôi rồi mua 8 con hươu giống với giá 60 triệu đồng mang về, mày mò tìm hiểu cách nuôi.

“Lâm Hà nói chung và Tân Hà nói riêng, được như hôm nay là nhờ bàn tay những người đi mở đất. Chỉ có đôi bàn tay với cuốc xẻng và nét đẹp văn hóa từ quê hương làm nội lực, nhưng nhờ cần cù lao động, kiên cường bám trụ, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau đã vượt qua mọi khó khăn. Họ là những viên gạch hồng đầu tiên xây nền móng cho hôm nay”, ông Phùng Văn Quyến, Bí thư Đảng ủy xã Tân Hà.

Anh Trường nói: “Tôi thấy hươu sao rất dễ nuôi, chuồng trại cũng đơn giản chứ không cần cầu kỳ, không tốn nhiều công chăm sóc, hươu ít bệnh, chi phí đầu tư thức ăn cũng thấp, lại cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, ngoài trang trại chính ở đây có 30 con, tôi còn trại hươu bên Đơn Dương và Đức Trọng nữa”.

Ông chủ trại hươu này cho biết, mỗi năm gia đình anh thu vài tỷ đồng từ đàn hươu. “Cách 6 tháng có thể cắt nhung 1 lần. Mỗi cặp nhung nặng khoảng 7 - 8 lạng, nếu chăm sóc tốt, có thể đạt 1 ký. Với giá 2 triệu đồng/lạng, mỗi con hươu có thể thu hơn 30 triệu đồng/năm. Theo tôi, làm giàu không khó, chỉ sợ không có chí, không biết cách tính toán”, anh Trường chia sẻ.

Đến nhà ông Đào Văn Bạ ở thôn Liên Trung, chúng tôi được biết, hiện ông có 10 ha cà phê, 1 đàn heo hơn trăm con. Ngoài xe ủi, máy xúc, xe tải, xe khách, xe bồn… ông còn tích cóp mua được đất ở Sài Gòn. Thu nhập từ cà phê và các nguồn khác, mỗi năm ông đút túi hơn 2 tỷ bạc. “Điều đáng mừng là các con đều ngoan, học hành đến nơi đến chốn rồi ra làm ăn ngon lành”, ông Bạ nói.

Còn bà Hằng, vợ ông Bạ thì khoe: “Năm nào gia đình tôi cũng đóng thuế cho nhà nước gần 150 triệu đồng”. Nói về việc làm nghĩa vụ thuế cho nhà nước của người dân Tân Hà, ông Quyến cho biết, năm 2013, xã đảm trách chỉ tiêu thu thuế cà phê, thu và nộp ngân sách gần 60 tỷ đồng.

19-13-24_nh-10
Nhà văn hóa xã Tân Hà được đánh giá là nhà văn hóa cấp xã đẹp nhất tỉnh Lâm Đồng

Có thể nói, người dân ở Tân Hà giàu không chỉ nhờ thiên thời - địa lợi mà còn do thuận vợ thuận chồng nữa. Họ là những “cặp đôi ăn ý”. Nếu hỏi thăm nhà nào, chỉ nói tên vợ hay chồng, người ta sẽ suy nghĩ rất lâu, có khi không nhớ. Nhưng chỉ cần nhắc tên cả vợ và chồng, hoặc nói biệt danh của họ, sẽ được chỉ đến tận nơi như Tuấn - Bích, Tuấn - Hà, Nguyên - Phương, Định - Hà…

“Nếu không thuận vợ thuận chồng, họ khó mà vượt qua khó khăn chứ đừng nói giàu lên. Anh thấy đấy, họ sinh nhiều con, lao động không biết mệt, nhưng gia đình vẫn rất đầm ấm, hạnh phúc. Các con đều ngoan, nên người”, ông Quyến nói.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 281

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 280


Hôm nayHôm nay : 44875

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1050577

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72733286