09:19 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Cẩm Xuyên


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cẩm Xuyên phòng bệnh cho gia súc, gia cầm sau lũ

Thứ ba - 25/10/2016 21:48
Trận mưa lũ vừa qua, Cẩm Xuyên là địa phương thiệt hại khá lớn về chăn nuôi với hàng chục nghìn con gia súc, gia cầm bị chết. Trước nguy cơ dịch bệnh xẩy ra, chính quyền cùng người dân đang tích cực triển khai các biện pháp để khôi phục đàn vật nuôi.

cam xuyen phong benh cho gia suc gia cam sau lu

Sau lũ, người chăn nuôi Cẩm Duệ phun hóa chất tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi để phòng chống dịch bệnh.

Trên gương mặt thẫn thờ vì thiệt hại quá lớn, ông Phạm Văn Thành (thôn Tân Mỹ, xã Cẩm Duệ) buồn bã kể lại cơn lũ quét đã cuốn đi cả nghìn con gia cầm, gia súc của gia đình trong vòng hơn một tiếng đồng hồ. “Mặc dù đã chủ động từ trước nhưng không ngờ nước dâng lên quá nhanh nên tôi trở tay không kịp. Nhìn gần 1.000 con vịt, 200 con gà và 17 con lợn cùng 2,5 tấn cá đang chuẩn bị cho thu hoạch trôi theo dòng nước, xót của nhưng đành bất lực. Mất cả trăm triệu đồng, giờ trắng tay thật rồi!” - ông Thành rầu rĩ nói.

Nằm ở vùng hạ du, Cẩm Duệ là xã bị thiệt hại khá nặng về đàn vật nuôi và nuôi trồng thủy sản trong đợt mưa, lũ vừa qua. Chủ tịch UBND xã Trần Xuân Long cho biết: Mưa lớn kéo dài, cùng với việc xả lũ hồ Bộc Nguyên nên nước dâng cao, gây ngập lụt hàng trăm hộ dân, gia súc chết nổi lềnh bềnh. Lúc đó, người dân chỉ lo “cứu” đồ đạc trong nhà, còn gia súc, gia cầm cứ vậy cuốn trôi theo dòng lũ. Toàn xã có khoảng 8.600 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi và hơn 17 ha nuôi trồng thủy sản mất trắng. Tính sơ qua, tổng thiệt hại về chăn nuôi của toàn xã lên đến hơn 600 triệu đồng.

Mưa lũ còn gây ngập lụt 5 xã khác là Cẩm Quan, Cẩm Mỹ, Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Vĩnh, làm gần 5.000 nhà dân bị ngập nước. Ngoài thiệt hại về chuồng trại thì theo thống kê bước đầu, toàn huyện có 864 con gia súc và 44.507 con gia cầm các loại bị chết, cuốn trôi. Thiệt hại bước đầu ước tính khoảng vài tỷ đồng.

Cẩm Xuyên là địa phương có mật độ chăn nuôi khá lớn nhưng đây cũng là “điểm nóng” về dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Các loại dịch bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh như lở mồm long móng, tai xanh ở gia súc, H5N1 ở gia cầm thường xẩy ra tại các địa phương trên nên sau lũ, công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi là hết sức cần thiết.

Theo ông Phạm Đào Tịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên, mưa lũ đã làm cho môi trường nói chung và môi trường chăn nuôi nói riêng ô nhiễm nặng. Nước rút, bao nhiêu rác thải ứ đọng, xác súc vật chết ngổn ngang và nguồn nước thải từ các khu trang trại, gia trại, chăn nuôi nông hộ tràn cả ra ngoài, cùng với thời tiết mưa nắng thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh.

Huyện vừa tiếp nhận hơn 500 lít hóa chất tiêu độc khử trùng từ Chi cục Thú y, đồng thời, phân bổ về các địa phương để tiến hành phun sát trùng tại khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán động vật sống ở nông thôn, nơi công cộng và đường làng, ngõ xóm.

Ngay sau khi nước rút, ngành chuyên môn cùng với chính quyền địa phương phát động tổng vệ sinh các khu vực chăn nuôi. Ông Dương Ngọc Đức - Trưởng thôn Xuân Lâu (xã Cẩm Thạch) cho biết: Nước rút, trời hửng nắng, người chăn nuôi đã tiến hành rửa sạch nền chuồng trại, nạo vét phân, chất thải, bùn lầy, khơi thông cống rãnh, đồng thời, sửa chữa lại chuồng trại và rắc vôi bột, phun thuốc khử trùng tiêu độc tại các điểm có nguy cơ cao. Những con gia súc, gia cầm bị chết đều được các hộ đào hố chôn sâu và rắc vôi bột, tránh ô nhiễm môi trường.

Ông Tịnh cho biết thêm, huyện cũng đã chỉ đạo các địa phương và người chăn nuôi theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện kịp thời gia súc ốm, báo cho cán bộ thú y và tiến hành điều trị, không để dịch bệnh lây lan. Người chăn nuôi cần tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, tăng khẩu phần ăn để vật nuôi nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tăng khả năng phòng chống bệnh. Mặt khác, tiến hành rà soát kết quả tiêm phòng định kỳ, những nơi chưa đạt yêu cầu thì tổ chức tiêm phòng bổ sung. Đặc biệt, đối với vắc-xin lở mồm long móng, giám sát, đôn đốc công tác tiêm phòng, phấn đấu đạt tỷ lệ 80% trở lên.

Theo Hữu Trung/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 474

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 473


Hôm nayHôm nay : 74950

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1047118

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71274433