Mô hình cánh mẫu lớn tại thôn Đông Bàu, xã Cẩm Thành là một trong những “cuộc cách mạng” trong cải tạo ruộng đất của địa phương. 70 hộ dân canh tác gần 30 ha của thôn đã thực hiện phá bỏ bờ đất để làm cánh đồng mẫu. Cách làm này không chỉ giúp người dân giảm nhân công, chi phí sản xuất mà còn góp phần tăng diện tích và năng suất. Dự kiến vụ hè thu năm nay, năng suất đạt 60 tạ/ ha, cao hơn năm ngoái 5 tạ/ha.
Mô hình nuôi ốc hương ở xã Cẩm Lĩnh, từ diện tích nuôi thí điểm 0,6 ha năm 2016, năm nay, Hợp tác xã Nuôi trồng thủy hải sản Cẩm Lĩnh đã đưa vào thả nuôi 5,6 ha. Dự kiến đến trung tuần tháng 5 (âm lịch) diện tích thả nuôi sẽ tăng lên khoảng 10ha.
Mô hình này không chỉ để cải tạo diện tích đất hoang hóa mà còn góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng chục lao động địa phương.
Mô hình trồng 5ha cây dược liệu (ích mẫu và kim tiền thảo) tại xã Cẩm Phúc được triển khai theo hình thức liên kết với Dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo Hà Tĩnh. Nhờ dự án đảm bảo về đầu ra cho sản phẩm nên đây là mô hình mang tính bền vững cao, được người dân tích cực đón nhận.
Không chỉ chú trọng phát triển các mô hình, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Cẩm Xuyên cũng mạnh dạn đưa vào gieo trồng thí điểm các giống lúa mới như: giống BQ (5 ha) tại thôn Nam Lý (Cẩm Bình), Nghệ An 6 (hơn 30 ha) tại thôn Đông Trung (Cẩm Bình), Lam Sơn 8 (5 ha) tại thôn 1 (Cẩm Quang). Các giống lúa hiện đều phát triển tốt, ít sâu bệnh và có khả năng chịu rét cao; dự kiến năng suất đạt từ 60 – 70 tạ/ha. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn