01:59 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Đức Thọ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sức sống mới ở một làng nghề đóng thuyền truyền thống

Thứ bảy - 28/01/2017 10:03
Làng nghề đóng thuyền xã Trường Sơn (Hà Tĩnh) chủ yếu tập trung ở Thôn Đền, dưới chân cầu Thọ Tường. Làng nghề này có cách đây 420 năm với dấu mốc lịch sử gắn liền với Đền thành hoàng Phạm Đà.

Các nghệ nhân trong làng đóng tàu, thuyền giúp ngư dân vươn khơi bám biển. Ảnh minh họa: TTXVN

Nằm bên bờ sông La hiền hòa, thơ mộng, làng nghề đóng thuyền xã Trường Sơn (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) đã ra đời cách đây 420 năm với dấu mốc lịch sử gắn liền với Đền thành hoàng Phạm Đà (Đền ông Noốc). Hiện nay, làng nghề này chủ yếu tập trung ở thôn Đền (xã Trường Sơn) nằm dưới chân cầu Thọ Tường. 

Ông Dương Hữu Sỹ, năm nay trên 80 tuổi ở thôn Đền, cho biết ông tổ của làng nghề là Phạm Đà, người đã dẹp giặc ngoại xâm xong và lập làng ở đây để đóng thuyền. Từ đó, đóng thuyền đã trở thành nghề truyền thống của làng. 

Trong những năm kháng chiến, các nghệ nhân làng nghề đóng thuyền xã Trường Sơn không những đóng thuyền cho nhân dân sản xuất, đánh bắt hải sản mà còn tham gia đóng phà và ghép phà thành cầu cho xe qua sông Nghèn, sông Già ở huyện Can Lộc, sông Phủ ở thành phố Hà Tĩnh, sông Họ ở huyện Cẩm Xuyên, sông Rác ở huyện Kỳ Anh, góp phần làm nên thắng lợi của các cuộc kháng chiến. 

Sau kháng chiến, các nghệ nhân trong làng lại đóng tàu, thuyền giúp ngư dân vươn khơi bám biển, vừa làm kinh tế, vừa góp phần giữ gìn, đảm bảo an ninh vùng biển quê hương. 

Những năm đầu sau giải phóng, do điều kiện kinh tế và nguồn nguyên liệu khó khăn nên nhiều người trong làng đã bỏ nghề đóng thuyền, chỉ làm nghề mộc. Trong những năm gần đây, nhiều hộ dân đã khôi phục và vay vốn mở cơ sở đóng thuyền có quy mô, từng bước khôi phục lại nghề truyền thống. 

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tuyến, Chủ tịch UBND xã Trường Sơn, cho biết trải qua những thăng trầm lịch sử người dân thôn Đền, vẫn chung thủy với nghề đóng thuyền. Nhiều chủ cơ sở đã đầu tư phương tiện, máy móc thuê nhân công và học thêm kỹ năng đóng thuyền để đóng những con thuyền có công suất lớn, trị giá hàng tỷ đồng. 

Theo thống kê, thôn Đền hiện có 12 cơ sở đóng thuyền với sự tham gia của 102 hộ, trong đó có 6 cơ sở sản xuất tàu, thuyền có quy mô lớn, thu hút hàng chục lao động như cơ sở đóng thuyền Xuân Huân, Lê Văn Vĩnh, Đoàn Quốc Khôi, Lê Văn Quân… 

Hiện nay, nhu cầu đóng thuyền rất lớn nhưng việc quy hoạch địa điểm sản xuất tàu thuyền ở xã làng nghề Trường Sơn chưa thật sự quy củ. Vì vậy, theo ông Tuyến, thời gian tới, địa phương sẽ có phương án quy hoạch khu vực đóng thuyền, có bến bãi quy mô rõ ràng để các cơ sở sản xuất tàu, thuyền thuận lợi hơn trong sản xuất, kinh doanh./.

Theo Công Tường/TTXVN

 

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 230

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 229


Hôm nayHôm nay : 19561

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1220018

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72902727