12:02 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Hương Sơn


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhung hươu mùa lộc

Chủ nhật - 03/04/2016 03:28
Chúng tôi về Hà Tĩnh lần này may mắn trúng mùa nhung hươu. Ở Hương Sơn mùa này, những chú hươu khỏe mạnh đang mang đến cho người dân nơi mảnh đất nắng gió này một nguồn thu nhập đáng kể. Thế nhưng, để có được ngày hôm nay, bà con nơi đây đã phải trải qua không ít thăng trầm.

Nuôi hươu lấy nhung đem lại thu nhập khá cho người dân.

Thăng trầm với nghề

Từ ngã ba Bãi Vọt băng băng trên Quốc lộ 8A, chúng tôi lên vùng sơn cước Hương Sơn trong một ngày ấm áp. Con đường Tám huyền thoại kéo dài lên tận cửa khẩu Cầu Treo lúc êm ái, lúc gồ ghề. Đến nơi, cũng là lúc trời đứng bóng. Được sự giới thiệu và dẫn đường của một cán bộ Mặt trận huyện Hương Sơn, chúng tôi tìm vào nhà ông Phạm Văn Luật (SN 1964), trú tại xóm Lâm Đồng, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh để “mục sở thị” một tốp thợ đang chuẩn bị cắt cặp nhung hươu cho khách. 

Chú hươu được chọn cắt có đôi mắt rất sáng. Liếc qua một cái, nhanh như cắt bốn người thợ đã “tóm gọn” nó, ghì xuống đất. Người thợ kinh nghiệm nhất, cầm chiếc cưa cong, từ từ cưa hai chiếc nhung hươu yên ngựa (trên đầu nhung có hình giống yên ngựa). Những tia máu hồng phun ra thì cũng đã có ngay một túi bóng pha loãng ít rượu đựng sẵn. Huyết, nhung lấy xong cũng là lúc chủ nhà đã soạn sẵn một chầu rượu mời mọi người, đó là một phong tục. 

Ông Trần Văn Sáng- người có thâm niên 40 năm nuôi hươu cho biết: “Hươu ở Hương Sơn là loại hươu hoang dã, được người dân nơi đây thuần chủng từ mấy chục năm trước, trải qua bao nhiêu thăng trầm, nghề nuôi hươu giờ đã trở lại đúng với giá trị của nó”. 

Theo như giải thích của ông Sáng, vào những năm 90 của thế kỷ trước, hươu đã trải qua thời kỳ ảo giá, nghĩa là những cơn sốt nhung hươu, những cái giá trên trời được xướng lên. Nhà nhà nuôi hươu, người người buôn hươu. Một cặp hươu giống lên tới mười cây vàng. Những người có tiền khắp nơi đổ về Hương Sơn “săn” hươu. Và rồi, cơn sốt ấy cũng hạ nhiệt, hươu lại trở về với giá trị đích thực của nó - chỉ còn mấy trăm ngàn. Cũng là lúc, người nuôi hươu điêu đứng, những cục nợ cứ bội lên từng ngày. 

Thế nhưng, giờ đây, nghề nuôi hươu đã lan tỏa khắp huyện Hương Sơn và huyện miền núi này đã có rất nhiều nông dân thoát nghèo, giàu lên nhanh chóng từ nuôi hươu sao lấy nhung. Sau Tết Nguyên đán đến hết tháng ba âm lịch là “mùa lộc” nhung. Ông Luật cho biết, mỗi cặp nhung bình quân nặng từ 7-8 lạng, có cặp nặng kỷ lục là 1,7 kg, mỗi lạng có giá là một triệu đồng. Sản lượng nhung phụ thuộc vào con giống và chất lượng nhung đạt đỉnh là nhung yên ngựa . Trước đây quan niệm nhung già là tốt nhưng thực tế không phải như vậy.

Gia đình ông Luật nuôi 60 con hươu, mỗi năm cho thu nhập cả tỷ đồng. Ở xã Sơn Lâm có tới 95% hộ dân nuôi hươu. Con hươu đã gắn với vùng thâm sơn cùng cốc này hàng trăm năm. Theo tích xưa, trước đây danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã thuần chủng  hươu hoang giã để lấy nhung làm thuốc. Từ đó hươu được người dân nơi đây nuôi và phát triển dần dần, từ chỗ chăn nuôi nhỏ lẻ nay đã trở thành con nuôi chủ lực của tỉnh Hà Tĩnh.
    
Tìm đường “xuất ngoại”

Sau Tết Nguyên đán đến hết tháng Ba là “mùa lộc” nhung. Theo ông Luật, mỗi cặp nhung bình quân nặng từ 7-8 lạng, có cặp nặng kỷ lục là 1,7 kg, mỗi lạng có giá là một triệu đồng. Sản lượng nhung phụ thuộc vào con giống và chất lượng nhung đạt đỉnh là nhung yên ngựa (trên đầu nhung có hình giống yên ngựa). Trước đây quan niệm nhung già là tốt nhưng thực tế không phải như vậy.

Thương hiệu nhung hươu Hương Sơn đã ăn sâu vào tiềm thức của không chỉ người dân bản địa mà lan tỏa ra các tỉnh khác như Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh... Mỗi năm cứ đến “mùa lộc”, khách thập phương vượt hành trình hàng nghìn km về với vùng sơn cước Hương Sơn để lựa chọn những cặp nhung ưng ý nhất. Nhưng để khai thác hết tiềm năng do nhung hươu mang lại thì “xuất ngoại” là hướng đi hứa hẹn sẽ đem đến nhiều nguồn lợi cho người nuôi hươu.

Hiện nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh có khoảng 45.000-50.000 con hươu, tập trung tại các huyện miền núi: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, nhưng nhiều nhất là ở Hương Sơn với 36.600 con. Hươu giống, nhung hươu Hương Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học & Công nghệ cấp giấy chứng nhận thương hiệu, vì thế cơ hội để hươu “xuất ngoại” lại lớn hơn.

Trao đổi với PV Đại Đoàn Kết, ông Võ Văn Phúc- Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn chia sẻ: Nói đến hươu là người ta nghĩ đến hươu Hương Sơn bởi ở đây có truyền thống từ lâu đời. Xác định hươu là ngành chăn nuôi chủ lực nên ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện cũng hỗ trợ thêm để tạo động lực cho người nuôi mạnh dạn đầu tư chăn nuôi. Đến nay toàn huyện có 6 cơ sở chăn nuôi hươu từ 50-70 con, 448 cơ sở chăn nuôi hươu từ 10-30 con, đặc biệt có một mô hình 100 con đã đăng ký và đang tiến hành thả giống. 

Năm nay đàn hươu toàn huyện có khoảng 37.000 con hươu, sản lượng nhung đạt khoảng 13 tấn, tương đương 130 tỷ đồng. Đây là nguồn thu rất lớn không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế huyện nhà mà nhiều hộ còn giàu lên. Nhất là khi người nuôi hươu biết cách khai thác hết nguồn lợi từ hươu thì giá trị của hươu không chỉ dừng lại ở đó.

Trước đây, người nuôi hươu chỉ nghĩ đến việc lấy nhung, nhưng hiện nay, tất cả các bộ phận của hươu đều trở thành “đặc sản” qua bàn tay chế biến của con người và máy móc hiện đại. Hươu là ngành chăn nuôi chủ lực của tỉnh Hà Tĩnh, vì thế chính quyền nơi đây đang nỗ lực phát huy vai trò “bà đỡ” của mình để đưa các chế phẩm từ hươu vượt ra khỏi bờ cõi quốc gia, thông qua hình thức liên kết chăn nuôi theo chuỗi khép kín.

Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) được chọn là doanh nghiệp “đầu kéo” cho chuỗi giá trị này. Năm 2016, dự kiến doanh nghiệp này sẽ thu mua khoảng 1 tấn nhung hươu các loại và chắc chắn chỉ số thu mua sẽ tăng vọt khi nhà máy sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nhung hươu đóng ở thị trấn Thạch Hà (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động.

Trưởng phòng Kinh tế Mitraco Nguyễn Anh Thắng cho biết: Với việc phối hợp với Trung tâm Công nghệ y - sinh thể thao (Bộ VH-TT&DL), Mitraco đã tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao như: viên tăng lực bổ dưỡng từ nhung hươu, rượu nhung, cao tinh nhung… Đến nay, Mitraco đã chuyển giao công thức và đặt hàng cho một nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực thuốc chữa bệnh là Công ty Dược phẩm Trung ương Mediaplantex sản xuất thực phẩm chức năng Buckaboo. Và sản phẩm Buckaboo của Mitraco đã được xuất sang thị trường Mỹ, Canada với trị giá 300.000 USD. 

Anh Thắng cũng chia sẻ: “Trong tháng 3 này, khi nhà máy chế biến các sản phẩm từ hươu đi vào hoạt động, Mitraco sẽ cho ra mắt thêm 8 sản phẩm nữa, những sản phẩm này sẽ được xuất sang các nước khác, góp phần tăng doanh thu của công ty nhưng đồng thời sẽ nâng cao thu nhập cho người nuôi hươu”.

Như vậy, từ chỗ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, đến nay hươu đã trở thành thế mạnh của tỉnh nghèo Hà Tĩnh. Ít ai nghĩ rằng hươu sẽ được “đặt chân” đến những vùng đất xa lạ như Mỹ, Canada, Nga…nhưng điều đó đã và đang trở thành hiện thực.

Theo: daidoanket.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 325

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 324


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1058465

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71285780