20:36 EST Thứ sáu, 08/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Hương Sơn


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thêm cây, thêm lợi nhuận!

Chủ nhật - 02/10/2016 21:19
Qua 6 năm thực hiện, Dự án “Thêm cây” (do tổ chức Khuyến lâm Đan Mạch và tổ chức Nông nghiệp phát triển Đan Mạch châu Á phối hợp Hội Nông dân Hà Tĩnh thực hiện) triển khai ở Hương Sơn đã góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân sống bằng nghề rừng và nâng cao ý thức trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái.

Khi nông dân là giảng viên

Từ trước tới nay, hầu hết các lớp chuyển giao kỹ thuật cho nông dân là do cán bộ kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn truyền đạt, đội ngũ cán bộ tuy có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo cơ bản tại các trường chuyên nghiệp, nhưng hầu hết những lớp tập huấn phần lớn chỉ truyền đạt các kiến thức về lý thuyết, không có mô hình thực tế để tham quan, học tập cũng như thực hành. Tuy nhiên, với dự án “Thêm cây”, giảng viên trực tiếp lại chính là những người nông dân.

them cay them loi nhuan

HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp và Môi trường Sơn Hàm (được phát triển từ nhóm sản xuất giống) ngày càng phát triển.

Ông Trần Văn Quế - cán bộ điều phối dự án “Thêm cây” Hội Nông dân Hà Tĩnh cho biết, ban đầu, dự án lựa chọn 30 nông dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh giỏi, có kiến thức về trồng rừng để đào tạo họ thành những giảng viên, sau đó, trực tiếp giảng dạy cho những người khác. Những “giảng viên nông dân” được đào tạo bài bản, quy củ tại Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ. Chương trình nông dân dạy nông dân với cách làm đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, phù hợp với trình độ nhận thức của người dân thông qua việc hướng dẫn thực hành là chính.

Cách chuyển giao kỹ thuật này đã được đông đảo nông dân ủng hộ. Các thành viên trong nhóm được hướng dẫn thực hành kỹ thuật chăm sóc kỹ lưỡng theo kiểu cầm tay chỉ việc. Ông Đinh Quốc Minh (xã Sơn Giang) cho hay: “Chúng tôi trồng rừng từ nhiều năm nay, nhưng vẫn chưa nắm được kỹ thuật chăm sóc cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao. Tham gia dự án, tất cả thành viên được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo vệ, phòng chống cháy rừng hợp lý. Không chỉ riêng tôi, các thành viên khác cũng rất phấn khởi khi tiếp cận phương pháp do chính những người nông dân, hàng xóm láng giềng truyền đạt, bà con dễ tiếp thu và áp dụng. Đây là cách làm rất thực tế và mang lại hiệu quả rất lớn. So với trước đây, thu nhập từ trồng rừng của chúng tôi đã tăng gần gấp đôi, thậm chí, gần gấp 3 lần trên cùng diện tích đất”.

Khép kín sản xuất từ giống đến thu hoạch

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Sơn Lê Đình Phước cho biết, hiện tại, dự án “Thêm cây” tại Hương Sơn được triển khai trên địa bàn 15 xã của huyện với 60 nhóm sản xuất, mỗi nhóm 15-20 thành viên với các lĩnh vực như sản xuất giống, trồng mới, chuyên khai thác, tỉa thưa, tỉa cảnh, làm đường… Cơ bản người dân tham gia dự án đã nắm bắt được kỹ thuật trồng và khai thác rừng, với sự cầm tay chỉ việc của “giảng viên nông dân”.

Triển khai dự án, Hội Nông dân Hà Tĩnh đã tổ chức 60 lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật trồng, cải tạo rừng và kỹ năng hạch toán kinh tế hộ. Bên cạnh việc hình thành các nhóm nông dân sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ, còn hỗ trợ xây dựng các HTX lâm nghiệp tại huyện Hương Sơn và tập huấn kỹ thuật cho nhóm vườn ươm, xây dựng các mô hình trình diễn nhằm thử nghiệm một số loài cây trồng thích hợp với mục đích xẻ gỗ tại các nhóm nông dân…

Đặc biệt, các nhóm sản xuất được xây dựng dựa trên sở thích, năng lực của nông dân, được phân chia hoạt động khép kín từ khâu sản xuất giống đến trồng, chăm sóc và thu hoạch.

Ông Lê Ngọc Trung (xã Sơn Hàm) cho biết, với mỗi ha đất lâm nghiệp trước đây, nếu trồng cây keo, sau 5 năm chăm sóc chỉ thu về khoảng 30-40 triệu đồng, nhưng hiện tại, mỗi ha có thể cho thu nhập 90-100 triệu đồng. Người nông dân có thêm việc làm nhờ có thể tự khai thác gỗ, tìm kiếm thị trường, không phải qua thương lái, tăng thêm rất nhiều khoản thu nhập nhờ tận dụng được khoảng thời gian nhàn rỗi giữa các mùa vụ để làm rừng.

Ông Trần Văn Quế cho biết thêm, nhờ thành lập các nhóm, thành viên nhóm được thường xuyên gặp gỡ, bàn bạc giải quyết khó khăn, ngoài thực hiện các nội dung dự án còn có thể chia sẻ kinh nghiệm ở các lĩnh vực nông nghiệp khác. Thông qua dự án, người nông dân còn biết xây dựng kế hoạch kinh doanh, hạch toán kinh tế, khai thác gỗ tiết kiệm, tăng thêm lợi nhuận. Trên cơ sở các nhóm, còn lồng ghép hoạt động của dự án vào các hoạt động phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Theo: Dương Chiến/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 386

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 383


Hôm nayHôm nay : 30985

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 332929

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70560244