Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, huyện đã chỉ đạo phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi lợn, bò, chăn nuôi tổng hợp, nuôi trồng thủy sản. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện, trong 2 năm (2011-2012) đã xây dựng được 126 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trong đó: trồng trọt 4 mô hình, chăn nuôi 92 mô hình, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản 25 mô hình, dịch vụ thương mại nông nghiệp 3 mô hình, cơ giới hóa nông nghiệp 2 mô hình. Một số mô hình có hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho nhiều lao động như mô hình ông Lê Văn Bình xã Xuân Mỹ, ông Lê Văn Bàng xã Xuân Liên chăn nuôi lợn lên kết với CP quy mô 1200 con/lứa, doanh thu 4-5 tỷ đồng. Mô hình nuôi tôm trên cát công nghệ cao của ông Bùi Tùng Phong xã Xuân Phổ, quy mô 4,5 ha mặt nước doanh thu đạt 7-8 tỷ đồng, lợi nhuận 900 triệu đồng, mô hình HTX nuôi trồng thủy sản Xuân Thành, 10 xã viên, quy mô 3,2 ha, doanh thu 6-7 tỷ đồng, lợi nhuận 3-4 tỷ đồng…
|
Toàn cảnh Hội nghị |
Tại hội, nghị nhiều ý kiến đại biểu đề nghị chính quyền địa phương giải quyết những vướng mắc về vấn đề cấp đất, có cơ chế thông thoáng hơn để người dân dễ dàng tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của nhà nước; vấn đề giải quyết đầu ra ổn định cho người sản xuất cũng được nhiều đại biểu quan tâm.
Tổng kết hội nghị, ông Đặng Văn Tính, Chủ tịch UBND – Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện chỉ đạo: Nghi Xuân có rất nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển kinh tế trang trại, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất rau quả thực phẩm, tuy nhiên thời quan các lĩnh vực này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; trong thời gian tới cần khai thác một cách có hiệu quả nhất những lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển sản xuất, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực như chăn nuôi lợn, bò, tôm, lạc và sản xuất rau quả thực phẩm. Tập trung một số giải pháp chủ yếu: đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hướng dẫn nhân dân trong việc tổ chức sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Làm tốt công tác quy hoạch, ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất riêng của huyện, tổ chức tập huấn đảm bảo 100% người dân biết, tiếp cận được với các chính sách. Tập trung tháo gỡ các vướng mắc trong việc giao đất, thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất trong nông nghiệp./.