04:38 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cựu chiến binh làm giàu dưới đỉnh Chư Yang Sin

Thứ hai - 22/04/2013 22:41
Nhập ngũ năm 1978, thuộc Quân đoàn 14, Sư đoàn 337, Trung đoàn 29 đóng quân tại Lạng Sơn, năm 1982, Chu Thế Phong chuyển ngành sang làm việc tại Công ty Nuôi ong tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Hà Nam). Tuy nhiên, do làm ăn thua lỗ nên công ty giải thể. Năm 1986, anh rời quê cùng hơn 300 hộ dân vào thôn Duy Lễ (nay là các thôn 10, 11, 12), xã Hòa Lễ (Krông Bông - Đắk Lắk) lập nghiệp theo chương trình xây dựng vùng kinh tế mới.
Hồi ấy, cả vùng Duy Lễ toàn là cỏ dại và tranh tre bạt ngàn, heo hút. Không vốn liếng, nghề nghiệp, vợ chồng anh Phong bắt đầu vật lộn với cuộc mưu sinh trên vùng đất mới. “Những ngày đầu mới vào đây, cuộc sống của gia đình hết sức khó khăn. Nhìn quanh chỉ toàn thấy rừng núi âm u, cây cối um tùm, nhiều lúc tôi thấy chán nản, mày mò làm đủ nghề mà vẫn bị cái đói, cái nghèo bám riết”, anh tâm sự.

Với bản lĩnh của người lính cùng quyết tâm, ý chí không chịu lùi bước trước khó khăn, anh Phong bắt tay vào phát triển kinh tế theo mô hình VAC. Ngày khai hoang, đêm trồng cây, nuôi gà, lợn, rảnh chút nào anh lại khăn gói đi tham quan, học tập các trang trại làm ăn hiệu quả, tìm hiểu tiến bộ kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất…Những năm tháng khó khăn của gia đình rồi cũng dần qua. 

Từ 1ha đất khai hoang trồng lúa ban đầu, đến nay, anh Phong có thêm 1ha đất trồng cây ngắn ngày, 4 sào càphê kinh doanh, 1ha mít nghệ đang thời kỳ thu bói và 5ha cao su bắt đầu cho thu hoạch mủ. Ngoài ra, anh còn chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm như bò, lợn giống, gà, vịt... để lấy ngắn nuôi dài. Ước tính, sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu lãi 150-200 triệu đồng/năm. Anh cho biết thêm: “Với diện tích cao su, mít nghệ và giá cả như hiện nay, sang năm sau, mỗi ngày gia đình sẽ thu về 4-5 triệu đồng. Tương lai không xa, mỗi năm tổng thu nhập của gia đình lên tới 400-500 triệu đồng sau khi trừ chi phí”.

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, anh Phong còn nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, tích cực đóng góp các loại quỹ của địa phương như Quỹ khuyến học, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ người nghèo… Anh luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại, giúp đỡ về vốn, giống cho bà con có nhu cầu.


Nguyễn Trung Thu
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 353


Hôm nayHôm nay : 40674

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1431696

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74478667