12:14 EDT Thứ bảy, 11/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiên Giang: Kéo cua biển giống - nghề mới của người dân ven biển

Thứ ba - 30/04/2013 00:11
Từ tháng 9 đến tháng 2 âm lịch hàng năm là mùa sinh sản của cua biển. Cũng vì vậy, cua con theo nước biển đổ vào các kênh, rạch trong đất liền. Đây chính là thời điểm người dân sống ở các xã ven biển vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) vào mùa kéo cua biển giống để nuôi hoặc bán cho những người nuôi cua thương phẩm.

Khi mặt trời vừa lên cũng là lúc anh Nguyễn Văn Lợi - ngụ ấp Thạnh Tiên, xã Tân Thạnh, huyện An Minh - mang dụng cụ đi bắt cua biển giống. Đồ nghề anh Lợi mang theo chỉ một tấm lưới hình chữ nhật có mắt lưới rất nhỏ, 2 đầu luỡi gắn 2 thanh tre làm tay cầm (người dân địa phương thường gọi là cây  đẩy cua) và một cái thùng nhựa cắt miệng để nổi trên mặt nước.

Địa điểm anh Lợi bắt cua giống là một đoạn kênh ấp Thạnh Tiên. Với những thao tác thuần thục, anh Lợi bắc chéo 2 tay cầm của tấm lưới, đẩy lưới xuống sát mặt đất. Rồi lẳng lặng đi khoảng 5 -10m, anh Lợi nâng lưới  khỏi mặt nước để thăm dò kết quả. Phải mất 5 lần như vậy anh Lợi mới bắt được 2 con cua biển nhỏ bằng ngón tay út.

Nhẹ nhàng bắt cua bỏ vào thùng, anh Lợi cho biết: “Ở đây, mỗi năm đến mùa cua biển sinh sản, tôi và mấy anh bạn trong ấp thường đi kéo cua con về bán cho các chủ vuông thả nuôi. Bình quân mỗi ngày, tôi bắt được 30 - 40 cua biển con, thu nhập khoảng 100.000 đồng”.

Nghề  kéo cua giống ở các xã ven biển vùng U Minh Thượng xuất hiện từ lúc người dân chuyển sang thực hiện mô hình tôm - cua kết hợp nên ngoài tôm giống, nhu cầu cua giống tăng mạnh. Vì vậy, ngoài mua cua giống tại các trại sản xuất cua giống, người nuôi cua theo mô hình này còn hướng tới nguồn cua giống tự nhiên.

Theo người nuôi cua biển,  con cua giống từ nguồn tự nhiên nuôi mau lớn, tỷ lệ sống cao và ít bệnh. Nắm bắt nhu cầu về cua giống, không ít hộ dân - nhất là lao động nhàn rỗi ở địa phương - đã hành nghề kéo cua biển giống. Anh Lê Hoàng Em - người làm nghề kéo cua biển giống, ngụ ấp Thạnh Thuận, xã Tân Thạnh, huyện An Minh - cho biết, nghề này không tốn nhiều chi phí, không nặng nhọc nhưng cần có sức khỏe, chịu khó và kiên nhẫn. Người kéo cua phải ngâm mình lâu dưới nước, nhẫn nại bắt từng con cua. Kỹ thuật kéo cua đơn giản, chỉ cần quan sát người khác kéo vài lần có thể vào nghề. Nếu 2 người cùng kéo một lúc phải phối hợp nhịp nhàng, lưới keo xuống nước phải cùng lúc sát mặt đất để cua không thoát ra ngoài lưới. 

Nếu đi bắt cua biển xa nhà, người kéo cua ở vùng U Minh Thượng đem theo cơm, nước uống và hoạt động từ sáng đến chiều mới về. Đa số cua con bắt được có kích cỡ bằng ngón tay út, cũng có con lớn bằng ngón tay cái. Những con cua này người kéo cua đem về bán cho các hộ nuôi cua với giá 2.000 - 3.000 đồng/con, có người không bán đem về thả vào vuông nuôi.

Theo anh Lê Hoàng Em, khi tới mùa cua biển sinh sản, theo số lượng đặt hàng của các chủ nuôi tôm - cua kết hợp, anh và một số anh em mang đồ nghề, đem cơm và nước uống, đi  kéo cua ở cửa biển Xẻo Nhàu và các kênh ven biển tại xã. “Mỗi ngày kéo cua thu nhập mỗi người khoảng 150.000 đồng, hôm nào bắt được cua lớn, tép và nhiều các loại cua khác, thu nhập tăng lên. Tuy làm việc cả ngày ngoài trời, mệt nhọc nhưng kiếm được đồng tiền bằng sức lao động thì vui lắm”  - anh Em bộc bạch.

Không ít hộ dân vùng ven biển ở Kiên Giang có thêm thu nhập từ nghề kéo cua biển giống, còn người nuôi tôm - cua kết hợp có thêm nguồn cung ứng con giống. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích trước mắt này, vẫn còn đó nỗi lo về nguồn cua biển trong tự nhiên sẽ ngày cạn kiệt...

Báo Lao Động Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 135

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 134


Hôm nayHôm nay : 38516

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 548633

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60870590