ra và lớn lên ở vùng quê giàu truyền thống cách mạng, năm 1974, khi học xong cấp 3, với sức trẻ và lòng yêu nước nồng nàn, Nguyễn Xuân Phát xung phong lên đường nhập ngũ. Năm 1975, khi đang chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị thuộc đơn vị C4-D16, Bộ tham mưu đoàn 59, người lính trẻ bị thương nặng nên được đưa ra Bắc điều trị.
Nghe theo cha mẹ, ông lập gia đình và bắt đầu nuôi chí hướng làm giàu. Ông tâm sự: "Lấy vợ xong rồi sinh một lúc 4 người con, nhìn chúng nheo nhóc đói ăn, thiếu mặc, tôi không thể cầm lòng".
Để có tiền nuôi các con ăn học, ông đã làm đủ mọi nghề, từ nuôi gà, vịt, rắn, ếch cho đến ba ba… nhưng do khó khăn về nguồn giống, điều kiện thời tiết, thức ăn không phù hợp, lại thêm dịch cúm gia cầm nên thu nhập không cao, thậm chí thua lỗ.
"Không muốn nhìn các con bỏ học, tôi chuyển sang buôn bán chạy chợ, lấy đồ điện, hoa quả từ dưới xuôi lên tận các huyện Lang Chánh, Thường Xuân, Vĩnh Lộc giao hàng. Tuy vất vả nhưng nghĩ các con được ăn học tôi lại cố gắng gượng dậy để đi tiếp", ông chia sẻ. Cũng trong những lần đưa hàng lên miền núi, thấy mọi người trồng cây cảnh, ông cũng mua về chơi thử. "Nào ngờ có người hỏi mua với giá rất cao nên tôi nhận ra đây chính là hướng làm ăn mới của mình", ông kể. Từ đó ông đi khắp nơi sưu tầm, mua thêm cây cảnh về trồng. Để nâng cao tay nghề, năm 2005, ông còn tham gia lớp sinh vật cảnh do tỉnh Thanh Hóa tổ chức.
Từ khi tham gia lớp học, ông hiểu được cách chăm sóc, uốn tỉa, tạo thế cho cây. Nhìn khu vườn rộng gần 1.000m2 với hàng nghìn cây các loại cây như sanh, lộc vừng, la hán... rung rinh khoe lá, ông vui vẻ nói: "Phải thực sự đam mê và kiên trì thì mới theo nghề này được". Hiện, ông đang sở hữu khá nhiều cây sanh, lộc vừng có giá từ 20 - 100 triệu đồng. Hàng năm thu nhập từ cây cảnh của ông lên tới hơn 100 triệu đồng.
Bằng sự nhiệt tình, lòng yêu cây cảnh, ông Phát được bầu là Phó chủ tịch Hội Sinh vật cảnh huyện Thiệu Hóa.
Hoàng Văn
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn