Dù tuổi đã cao nhưng nhiều cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn hăng hái thi đua làm kinh tế. Điều này không chỉ giúp đời sống của các gia đình CCB trở nên khấm khá, sung túc mà còn góp phần khơi dậy phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi ở mỗi địa phương.
KTĐT - Với những lợi thế về giá, khả năng kháng chịu dịch bệnh tốt, tận dụng được nguồn thức ăn tại chỗ, thị trường tiêu thụ rộng và ổn định, mô hình nuôi heo rừng bán hoang dã ở thôn Trung Nghĩa, xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng đang giúp nhiều hộ nông dân có thu nhập hàng tỷ đồng một năm.
Với nhiều hoạt động thiết thực như gây Quỹ Hỗ trợ nông dân, thành lập các tổ đoàn kết, trong đó giao cho hộ giàu giúp hộ nghèo làm kinh tế, Hội Nông dân xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa đã giúp cho nhiều hội viên vươn lên thoát nghèo.
Người dân xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đang rất tự hào vì họ đã “bắt” 2.000ha rừng dẻ tái sinh. Giữ được rừng dẻ, người dân nơi đây không còn phải lo chuyện hạn hán, lũ lụt, mỗi năm còn thu được tiền tỷ từ việc nhặt hạt dẻ…
Tuy mới thành lập chưa đầy 4 năm, nhưng mỗi năm Hợp tác xã (HTX) Thanh long Tầm Vu (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, Long An) có doanh thu trên 5 tỷ đồng.
Ở Thái Bình, cây thanh long được nhiều nông dân trồng từ vài năm nay, đa số là thanh long ruột trắng, chủ yếu để dùng trong gia đình, làng xã. Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số hộ trồng với quy mô lớn từ vài chục đến vài trăm trụ, đa số là thanh long ruột đỏ. Thực tế sản xuất thấy, đây là loại cây trồng có triển vọng nếu bà con phát triển theo quy hoạch.
Hôm nay (19/10), Trung tâm Truyền thông giáo dục Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng vừa họp báo về Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển từ 16-23/10/2012, nhằm hưởng ứng ngày lương thực thế giới 16/10.
Một ngày giữa tháng 10, khi không khí đón chào Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) đang rộn ràng ở thành thị, chúng tôi về thăm xóm Cù Lao ở thôn Mỹ Tân, xã Bình Chánh (Bình Sơn - Quảng Ngãi), nơi cách đây 21 năm, 65 ngư dân của làng đi biển mãi mãi không về.
Trong những năm gần đây phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nông dân.
Ở ấp Bắc 3, xã Hòa Long (TP.Bà Rịa) ông Nguyễn Huỳnh Kiến là người đầu tiên dám đầu tư, phát triển kinh tế vườn-ao-chuồng (VAC) ở vùng đất trũng bỏ hoang, mang lại hiệu quả kinh tế, giúp gia đình ông ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.
Gà Sao là đối tượng vật nuôi mới với ý tưởng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi có giá trị thu nhập cao cho nông hộ nhằm thay thế dần những vật nuôi thu nhập thấp không ổn định và thường xuyên bị rủi ro dịch bệnh, giá đầu ra bấp bênh. Với mục đính đó được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp –PTNT; Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh xây dựng thành công mô hình gà Sao tại xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) và Đức Lạng (Đức Thọ) đạt hiệu quả cao.
Mấy vụ gần đây, nông dân ở huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) chủ động chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng dưa chuột, mang lại thu nhập hơn hẳn các loại rau màu khác.
Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế gia đình, đầu năm 2009, anh Nguyễn Văn Công, ngụ tại ấp Cầu Vĩ, xã Mỹ Chánh (Ba Tri) đã phát hiện giống ếch Thái Lan khá phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đất này. Gần 4 năm qua, gia đình anh nuôi ếch Thái Lan đạt hiệu quả kinh tế cao.
Manh mún, nhỏ lẻ, thiếu bền vững là những bất cập của nền sản xuất nông nghiệp hiện nay. Vì vậy, giải pháp tối ưu là phải kiến thiết lại đồng ruộng thành những vùng sản xuất tập trung, tạo sự liên kết "4 nhà", đặc biệt thu hút doanh nghiệp tham gia vào tiêu thụ sản phẩm để người nông dân yên tâm sản xuất.
Khi con tôm sú không còn là cứu cánh của bà con ngư dân xã Vinh Giang (huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế), thì mô hình nuôi cua thương phẩm được bà con chú ý đến bởi hiệu quả kinh tế cao, ít dịch bệnh và bán được giá.
Trước nguy cơ biến mất của loài cá lăng có một người đã săn cá giống về nuôi để bảo tồn giống cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao này...
Trồng một “công” (1.000m2) lá sương sâm với mức đầu tư chỉ 7 triệu đồng, nhưng mỗi lần thu hoạch, nông dân có thể bỏ túi gấp 4 – 5 lần tiền bỏ ra.
Được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khảo nghiệm khuyến nông - khuyến ngư (KNKNKN) Thái Bình tiến hành xây dựng mô hình tổ hợp tác và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất muối sạch tại xã Thụy Hải (Thái Thụy).
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê chiêm trũng Hà Nam, ý thức được những khó khăn của gia đình nên từ khi ngồi trên ghế nhà trường, Trần Văn Hùng ở xóm Hùng Tiến, xã Nhân Thịnh (huyện Lý Nhân) đã nung nấu ý chí phải thoát nghèo bằng chính đôi tay của mình trên mảnh đất quê hương.
Muốn kinh tế trang trại đem lại thu nhập cao, ổn định, sản xuất theo quy trình VietGAP là lựa chọn tất yếu. Tuy nhiên, không phải địa phương nào, mô hình VietGAP nào cũng thành công nếu chỉ làm theo phong trào và không hiểu rõ về quy trình mà mình chọn lựa. Câu chuyện làm kinh tế trang trại theo VietGAP ở Ninh Bình là một ví dụ.