14:08 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách cho tôm ăn và quản lý thức ăn

Thứ sáu - 15/06/2012 05:00
Đây là khâu quan trọng trong quy trình nuôi tôm bởi quản lý thức ăn tốt sẽ giúp tôm lớn nhanh, đồng đều, giảm ô nhiễm môi trường và quan trọng hơn là mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nuôi.
Cho tôm ăn đúng cách
Quy tắc chung cho tôm ăn là theo 4 định: định chất, định lượng, định địa điểm, định thời gian. Tuy nhiên tùy mỗi giai đoạn của tôm mà cần có những cách cho ăn phù hợp
- Khi tôm mới thả (7-10 ngày) cho tôm ăn cách bờ từ 2-4m. Thức ăn ở giai đoạn này là dạng bột mịn, vì vậy cần tắt quạt nước và trộn thức ăn với nước rồi tạt xuống ao. Không nên sử dụng thịt giáp xác, cá băm nhỏ trộn với thức ăn để kích thích tôm bắt mồi vì đây có thể là nguyên nhân truyền bệnh cho tôm.
- Lượng thức ăn cho tôm khi mới thả (PL15) khoảng 1-2 kg/100.000 PL. Sau đó tăng dần theo tuần hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất thức ăn.
- Tôm mới thả có thể cho ăn từ 5-6 bữa/ngày để tôm có thể ăn mồi và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Khi tôm được 30 ngày tuổi (PL45-PL50) nên cho tôm ăn 4 bữa/ngày.
Lượng thức ăn mỗi bữa có thể tương đương nhau hoặc điều chỉnh tăng bữa này hoặc giảm bữa kia tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi (chất lượng nước, thời tiết, sử dụng hóa chất…).
- Trước khi chuyển số thức ăn: ví dụ chuyển từ thức ăn dạng bột mịn sang dạng mảnh hoặc từ số nhỏ sang số to cần thay đổi từ từ hoặc trộn thức ăn nhỏ to với tỷ lệ (7:3; 5:5; 3:7). Chuyển đổi thức ăn hợp lý sẽ giúp tôm sử dụng thức ăn tốt hơn, đặc biệt tránh hiện tượng tôm phân đàn, tranh giành thức ăn.
- Thời gian mỗi lần cho ăn thường là:


 
Sử dụng sàng ăn
Sử dụng sàng ăn là cách tốt nhất để kiểm tra việc cho ăn, việc sử dụng thức ăn, tình trạng của tôm, và là một trong những cách để ước lượng tỷ lệ sống của tôm.

Dùng sàng ăn giúp quản lý thức ăn và theo dõi tôm tốt hơn - Ảnh: Quốc Minh
- Sàng ăn (nhá) thường có diện tích 0,4-0,5m2 đối với sàng hình tròn (đường kính 70-80cm) và 0,64m2 đối với sàng hình vuông (cạnh 80x80cm), thành cao không quá 5cm.
- Sàng ăn được đặt ở sát đáy ao, nơi sạch sẽ, cách chân bờ ao 1-2m. Số lượng sàng ăn khoảng 1 sàng/1.600m2.
- Trong tháng đầu tiên, lượng thức ăn cho vào sàng ăn khoảng từ 20-30g/sàng. Từ tháng thứ hai sẽ dựa vào lượng thức ăn trong mỗi bữa để tính toán tỷ lệ thức ăn cho vào sàng.
- Thức ăn cần được làm ẩm trước khi cho vào sàng và hạ từ từ xuống ao, tránh để thức ăn nổi lên trôi ra khỏi sàng ăn.
Các tháng tiếp theo dựa vào số tôm trong sàng ăn để xác định tỷ lệ sống của tôm trong ao, từ đó tính toán lượng thức ăn cho phù hợp.
Chú ý: Tùy thuộc vào chất lượng nước ao, sức khỏe tôm, chu kỳ lột xác… mà số lượng tôm vào sàng và việc sử dụng thức ăn trong sàng bị thay đổi vì vậy người nuôi cần chú ý đến những thay đổi này mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Theo Thuysanvietnam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 423

Máy chủ tìm kiếm : 28

Khách viếng thăm : 395


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1066716

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71294031