19:31 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

An Giang: Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả ở Châu Thành

Thứ ba - 10/06/2014 22:41
Những năm qua, nông dân huyện Châu Thành tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống nông dân địa phương.

Xứ cồn Bình Thạnh được xem là vùng chuyên canh rau màu của huyện. Dù giá cả bấp bênh, đầu ra không ổn định nhưng không thể phủ nhận rau màu tác động tích cực đến đời sống người dân nơi đây.

Ông Đào Văn Măng, Chủ nhiệm Tổ hợp tác trồng màu ấp Thạnh Hưng cho biết, với 8 công đất, gia đình ông thu nhập khoảng 80 triệu đồng mỗi năm từ việc trồng rau màu xen canh, luân canh. “Để trồng màu trúng mùa, được giá, ngoài việc áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất cần phải có kinh nghiệm trong chọn giống cây trồng phù hợp với thời tiết, mùa vụ và dự đoán thị trường tiêu thụ để tránh trường hợp trúng mùa nhưng mất giá” - ông chia sẻ.

Bên cạnh việc trồng màu, nhiều nông dân xã Bình Thạnh tận dụng nguồn thức ăn như thân cây bắp, cỏ để nuôi bò. Mô hình này đang được các địa phương khác trong huyện nhân rộng. Nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên khá giả cũng nhờ nuôi bò vỗ béo.

Anh Nguyễn Văn Đùm (ngụ ấp Thạnh Nhơn) chia sẻ: “Nuôi bò không khó và cũng không cực như nhiều người nghĩ. Quan trọng là sau khi mua bò giống về, cần phải tẩy giun và tiêm phòng đầy đủ theo định kỳ để tránh các bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm gan siêu vi… cho bò. Ngoài ra, cần phải vệ sinh chuồng trại, tắm rửa sạch sẽ cho bò thường xuyên và cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng. Chỉ cần tuân thủ theo quy trình trên, sau khi nuôi trên dưới 1 năm là có thể xuất bán, trừ đi tất cả các chi phí, nông dân cầm chắc lãi trên 50%”.

Để đảm bảo đầy đủ nguồn thức ăn cho bò, ngoài việc tận dụng các phế phẩm nông nghiệp như thân cây bắp, xác tàu hủ, anh Đùm còn trồng 3 công cỏ voi để cung cấp thức ăn cho bò. Với cách làm này, gia đình anh thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.

Mô hình trồng nấm bào ngư ở xã An Hòa cũng đang được huyện đầu tư phát triển theo hướng công nghệ cao. Anh Nguyễn Văn Sinh, Tổ trưởng Tổ trồng nấm bào ngư ấp Bình An 1, chia sẻ: “Trồng nấm bào ngư không có gì khó, kỹ thuật trồng rất đơn giản, nhẹ công chăm sóc, ít tốn chi phí đầu tư. Bà con có thể tận dụng đất quanh nhà và thời gian rảnh để trồng nấm bào ngư. Hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn nhiều loại rau màu khác”.

Ông Sinh trồng nấm bào ngư quanh năm, từ 1.000 – 5.000 bịch phôi/vụ. Sau khi cấy phôi, khoảng 40 ngày sẽ cho thu hoạch từ 2,5 - 3 tháng. Với giá bán từ 30.000 – 35.000 đồng/kg, trừ chi phí, ông lãi trên 3,5 – 4,5 triệu đồng/1.000 bịch phôi. Ngoài ra, ông còn thu mua nấm từ nông dân để bỏ mối cho thương lái kiếm thêm thu nhập.

Thời gian qua, ngành Nông nghiệp huyện Châu Thành luôn quan tâm đầu tư hệ thống kênh mương nội đồng, phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp. Huyện còn tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện của địa phương, theo hướng công nghệ cao, tăng giá trị và chất lượng nông sản đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích nông dân tham gia sản xuất lúa theo mô hình “Cánh đồng lớn”, tăng diện tích sản xuất lúa giống, áp dụng “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, ứng dụng các mô hình “công nghệ sinh thái”, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,  ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp…

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, vụ đông xuân 2013-2014, toàn huyện có trên 27.900 héc-ta lúa áp dụng “3 giảm, 3 tăng” (95,7% diện tích xuống giống) và trên 15.430 héc-ta áp dụng “1 phải, 5 giảm” (52,9% diện tích xuống giống). Qua đó, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng thêm lợi nhuận từ 1 – 3 triệu đồng/héc-ta so với kỹ thuật canh tác truyền thống.

Huyện Châu Thành tiếp tục duy trì và nhân rộng những mô hình sản xuất - kinh doanh tiêu biểu, mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Sản xuất lúa giống (Bình Hòa); trồng hoa, nuôi rắn ri voi, baba (Vĩnh Hanh); trồng nấm bào ngư (An Hòa); nuôi bò vỗ béo và trồng màu kết hợp sử dụng phân Compost (Bình Thạnh), nuôi lươn giống (Vĩnh Bình)…

 

Theo Báo An Giang Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 253

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 248


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1122422

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72805131