10:28 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chị em gây dựng cơ đồ

Thứ ba - 21/04/2015 23:27
Từ sự lăn lộn, chịu khó học hỏi, chị em phụ nữ ở TP. Yên Bái đã gây dựng được cơ sở sản xuất, chăn nuôi cho gia đình, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động trong vùng.

Từ chăn nuôi lợn đến sửa chữa ô tô

Vốn là một người phụ nữ tự tin, chị Vũ Thị Tố Loan đã mạnh dạn mở Công ty TNHH Sửa chữa ô tô Thành Đạt tại phường Nguyễn Thái Học TP.Yên Bái từ năm 2009 với vai trò là phó giám đốc công ty. Chị bày tỏ, số người có ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái ngày càng tăng cao, nhu cầu sửa chữa ô tô ở trong và ngoài thành phố rất lớn. Vì TP. Yên Bái chưa có xưởng sửa chữa, bảo dưỡng nên chủ xe phải vất vả ngược về Vĩnh Phúc hoặc Hà Nội để bảo dưỡng, sửa chữa. Nắm bắt nhu cầu này, chị đầu tư gần 4 tỷ đồng mở xưởng. Bản thân chị cũng vừa học hỏi, vừa xắn tay vào làm cùng anh em và tạo được chữ tín với khách hàng. Vì thế đến nay doanh nghiệp không chỉ phát triển mở rộng kinh doanh, mà còn tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động và việc làm thời vụ cho 7 lao động với mức thu nhập bình quân 6,5 triệu đồng/người/tháng.

 

Chi em gay dung co do
Khu chăn nuôi lợn thịt của gia đình chị Nguyễn Thị Hiền ở xã Văn Phú, TP. Yên Bái. Ảnh: Thanh Nghị
Anh Trần Văn Hảo - thợ kỹ thuật - Công ty TNHH Sửa chữa ô tô Thành Đạt phấn khởi tâm sự: “Có xưởng sửa chữa, tôi mạnh dạn đi học nghề này và được nhận vào làm việc ở ngay quê mình, có thu nhập cao. Ngoài ra, công ty còn tạo điều kiện cho tôi, cũng như anh em lao động khác được tham gia các chế độ bảo hiểm”.

 

Còn đối với chị Nguyễn Thị Hiền ở thôn Liên Phú (Văn Phú TP.Yên Bái) thì học được bài học tận dụng diện tích đất đai và lợi thế địa phương để phát triển kinh tế gia đình với ngành chăn nuôi lợn. Vốn cần cù chịu khó, ham học hỏi, chị tham gia khá nhiều lớp tập huấn, dạy nghề về nuôi lợn. 10 năm gắn bó với nghề nuôi lợn, chị bắt đầu từ nhỏ lẻ rồi dần dần phát triển quy mô cả về chuồng trại và con giống. Gia đình chị đã đầu tư 400 - 500 triệu đồng để làm chuồng trại quy mô hiện đại. Nhờ tập trung phát triển chăn nuôi theo phương thức đàn gối đàn, đến nay, trong chuồng của gia đình chị Hiền lúc nào cũng duy trì 15 con lợn nái và gần 100 con lợn thương phẩm. Năm 2014, gia đình xuất bán ra thị trường khoảng 20 tấn lợn hơi, thu nhập 100 triệu đồng.

Gây dựng phong trào làm ăn cho chị em

Đây chỉ là hai trong số rất nhiều chị em phụ nữ thực hiện tốt phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi” của TP.Yên Bái. Các chị em đều có mong muốn được học hỏi, tìm tòi các mô hình sản xuất mới, các hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.

Bà Dương Thị Hải Yến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.Yên Bái cho biết: “Thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.Yên Bái tiếp tục khuyến khích chị em đầu tư phát triển sản xuất. Đồng thời phối hợp với các ngành chức năng tăng cường hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề, tạo việc làm cho chị em. Chúng tôi cũng nhận thấy chị em cần nhất là vốn nên đã phối hơp với ngành ngân hàng mở rộng nguồn vốn vay ưu đãi giúp chị em phát triển sản xuất”.

Hiện tại, TP .Yên Bái cũng đang hỗ trợ lao động nữ hợp tác để tập trung phát triển các mô hình, tổ nhóm hợp tác phát triển kinh tế phù hợp với đặc thù của từng cơ sở. Ở các xã xuất hiện nhiều mô hình phát triển mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, dịch vụ nông nghiệp cho thu nhập cao.

Theo bà Yến, muốn làm ăn bài bản, chị em rất cần được đào tạo nghề và khởi sự doanh nghiệp. Đó là nhu cầu chính đáng của chị em mà UBND thành phố cũng đang hết sức hỗ trợ.

  Hiện TP. Yên Bái có 9.786 chị em đăng ký tham gia phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi, trong đó đã có gần  600 chị em đăng ký đạt thu nhập từ 70-100 triệu đồng/năm.   
Nguồn: danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 443


Hôm nayHôm nay : 54062

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 807603

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64793547