07:24 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gặp người khiến trâu, bò thất nghiệp

Thứ tư - 05/02/2014 08:43
Từ những phế liệu của chiếc xe đạp hỏng, lão nông Lương Minh Đồng (thôn Ngọc Thạch, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã sáng chế ra chiếc cày đa năng giúp hàng vạn ND giải phóng sức lao động.
Ông Đồng kể: “Năm 1983 xuất ngũ, ông về quê, vất vả, ngược xuôi mà không đủ nuôi 8 miệng ăn… Ngày đó HTX có một tổ đội làm nghề rèn, tôi tham gia. Khi HTX ngưng hoạt động, gia đình tôi rơi vào cảnh khốn cùng. Tôi bàn với vợ rồi mở cơ sở rèn”.

 Nhờ xe đạp cày đa năng mà nhiều ND đã giải phóng được sức lao động.
Nhờ xe đạp cày đa năng mà nhiều ND đã giải phóng được sức lao động.

“Bà con quê tôi làm đất chủ yếu bằng trâu, bò nhưng không phải nhà nào cũng có. Mỗi khi đến vụ, bà con lại tất bật thuê mướn trâu, bò. Nhà không có điều kiện thì tự cuốc đất, làm ngày làm đêm mới kịp xuống giống đúng thời vụ. Gia đình tôi cũng vậy”. Thương vợ con, ông trăn trở… Một lần, tới nhà bạn chơi, thấy chiếc xe đạp cũ bỏ ở góc nhà, ông nảy ra ý tưởng về một chiếc cày bằng xe đạp. 

Với chút vốn liếng nghề rèn, ông bắt tay vào chế tạo. Năm 1985, chiếc xe đạp cày đầu tiên đã ra đời. Chiếc cày của ông có khá nhiều công năng. Chỉ cần dùng sức đẩy nhẹ của phụ nữ, hoặc thiếu niên là có thể cày, vun đất, gieo giống, xới cỏ. Làm 1 sào đất màu, riêng làm đất, rạch hàng tỉa hạt, vun hàng, xới cỏ… ít nhất phải tốn 10-15 công, sử dụng chiếc cày đa năng của ông tiết kiệm từ 5-6 công. Tiếng lành đồn xa, ND trong xã, trong huyện, trong tỉnh rồi khắp nơi từ miền Bắc đến Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long... đã tìm đến đặt hàng.

Ngoài chiếc cày đa năng, ông Đồng còn sáng chế nhiều máy móc khác phục vụ ND, như dụng cụ chọc lỗ để vào phân cho cây dứa (thơm), lưỡi cắt gốc dứa, hệ thống giúp tỉa hạt tiết kiệm công lao động... 

Một ngày ông Đồng chỉ có thể làm được 2 chiếc cày hoàn chỉnh nên nhiều người phải đặt trước rất lâu. Đến ngày mùa, lò rèn của ông lại tấp nập khách vào ra. “Khi mới xuất xưởng, giá một chiếc cày chừng 50.000 – 80.000 đồng/chiếc. Số tiền này hồi ấy lớn lắm. Bây giờ, giá bán 300.000đồng/chiếc, trừ công, chi phí nguyên vật liệu khác, mỗi chiếc tôi lãi chừng 100.000 - 150.000 đồng. Mặc dù thu nhập không cao, nhưng nhờ nghề rèn mà tôi nuôi 6 đứa con khôn lớn”. 

Chúng tôi hỏi việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho chiếc cày đa năng của mình, ông Đồng bảo: “Chiếc cày của tôi đã có mặt ở khắp mọi nơi, nên nhiều thợ rèn “ăn cắp” mẫu mã, sản xuất hàng nhái… Phải chi có cơ quan nào hỗ trợ hoặc đỡ đầu để đăng ký thì tốt biết mấy”. 
 
Đoàn Hồng
Nguồn danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254

Máy chủ tìm kiếm : 54

Khách viếng thăm : 200


Hôm nayHôm nay : 39674

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 217929

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60539886