05:23 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quảng Bình: Người tiên phong phủ xanh vùng cát trắng ven biển

Thứ năm - 30/01/2014 08:20
Với tinh thần dám nghĩ dám làm, vợ chồng anh Lê Ngọc Lễ, chị Nguyễn Thị Hạnh, chủ trang trại sinh thái Cát Ngọc ở xã Hải Ninh (Quảng Ninh - Quảng Bình) đã chinh phục thành công vùng cát trắng ven biển, bắt nó “nhả vàng”, mở ra nhiều cơ hội làm giàu cho người dân địa phương.

Khởi nghiệp


Năm 1983, anh Lễ xuất ngũ trở về quê nghèo Hải Ninh, nơi dân đi biển quanh năm đau đáu niềm mơ ước đủ ăn. Gia đình anh ngày đó thuộc diện nghèo nhất làng, cả nhà 9 miệng ăn, nhiều lúc đói quay quắt. Nhìn thanh niên trai tráng trong làng bỏ quê vào Nam, anh Lễ băn khoăn: “Nếu mình ra phố thị với hai bàn tay trắng, không bằng cấp, không ngành nghề, thì làm công nhân may lắm cũng chỉ đủ ăn, cóp nhặt được đồng nào thì tàu xe về quê là hết?”. Nghĩ vậy, anh quyết định trụ lại với quê hương.


Thế nhưng khi anh Lễ xin nhận đất cát ở xã để làm ăn, nhiều người bảo anh “hâm”. Bỏ qua những nghi ngại, năm 1995, hai vợ chồng anh Lễ nhận 250ha đất cát trắng và bắt đầu trồng rừng. Anh Lễ cho biết, thời điểm đó tại khu vực trang trại của vợ chồng anh có một lâm trường trồng và bảo vệ rừng trên cát. Hằng năm, cố gắng lắm họ cũng chỉ ươm được hơn 3 vạn cây giống. Vậy mà lúc đó, vợ chồng anh “đánh liều” nhận ươm tới gần 60 vạn cây giống. Cuối vụ, nhiều chuyên gia, lãnh đạo huyện, xã đến thăm, thấy tỷ lệ sống của vườn cây giống của Lễ đạt trên 80% (cao gần gấp đôi vườn ươm của một lâm trường), thì rất ngạc nhiên.


Bí quyết thành công của anh Lễ, chị Hạnh là chọn những hạt giống cây phi lao cổ thụ có chất lượng tốt; đào giếng và đầu tư mua máy bơm công suất cao để tưới nước thường xuyên, thay vì phải đi xa hàng chục cây số gánh nước về tưới như công nhân lâm trường. Ươm cây giống thành công, anh chị lại bắt tay vào trồng rừng, với mục đích là phải phủ xanh sa mạc cát. Trước hết phải chống lại nạn cát bay, cát nhảy rồi mới tính đến chuyện trồng cây gì, nuôi con gì. Để cây sống được trên cát nóng, vợ chồng Lễ và cộng sự phải đào hố thật sâu, đổ đất mùn vào hố và đợi đến ngày mưa mới trồng.


Xây dựng trang trại tiền tỷ trên rừng

 

Hiện tổng doanh thu từ trang trại của vợ chồng anh Lễ đạt gần 2 tỷ đồng, lãi ròng hàng trăm triệu đồng mỗi năm.


Nhiều năm quăng quật với cát, cuối cùng cây rừng cũng bắt đầu bén rễ và lên xanh, phủ xanh 250ha vùng cát. Sau đó, anh nhường lại cho lâm trường, chỉ để lại cho mình 50ha. Năm 2001, khi rừng khép tán, thảm thực vật dưới tán rừng càng mọc xanh tốt, vợ chồng anh Lễ bắt đầu đầu tư làm trang trại.

 

Thời gian đầu, ngoài việc nuôi lợn, bò đàn để gia tăng thu nhập, lấy phân chuồng, chị Hạnh đi mua rơm rạ sau mỗi mùa vụ để trồng nấm. Hiện nay, trong tổng số diện tích 50ha trang trại, gia đình anh Lễ có hơn 40ha rừng chừng 10 năm tuổi (chủ yếu là cây phi lao, keo lai, bạch đàn). Riêng 10ha còn lại, anh Lễ phát triển một trang trại trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp theo mô hình công nghiệp, sinh thái bền vững.      Để cây sống và thành rừng trên sa mạc, vợ chồng anh Lễ chọn cây keo lai trồng xen với phi lao, bởi hai loại cây này cộng hưởng nhau để lấy nước và giữ nước tốt trên đất cá

 

Hiện, trang trại anh đang có khoảng 40 con bò, hàng trăm con lợn, trên 300 con gia cầm, 500m2 giun quế, gần 2ha ao hồ nuôi cá nước ngọt, khoảng 1.000m2 đất nuôi kỳ nhông… Bình quân mỗi năm, tổng doanh thu từ trang trại của anh chị đạt gần 2 tỷ đồng, lãi ròng hàng trăm triệu đồng.


Mở hướng thoát nghèo


Thành công của anh Lễ - chị Hạnh đã mở ra một hướng đi mới cho người dân vùng cát ở xã Hải Ninh. Nếu năm 1994, Hải Ninh chỉ có dưới 1.000ha rừng trên cát, thì đến nay hàng trăm hộ trong xã đã theo gương vợ chồng anh Lễ tham gia phủ xanh hơn 2.000ha vùng cát ven biển. Hàng chục thanh niên Hải Ninh trước đây bỏ vào các tỉnh phía Nam kiếm sống, nay kéo nhau về làng nhờ anh hướng dẫn cách lập nghiệp. Tới nay ở 2 xã lân cận là Hải Ninh và Gia Ninh đã mọc lên nhiều trang trại trên cát.


Sự năng động, sáng tạo của bà con cũng được khơi gợi, khích lệ. Hơn chục hộ nông dân thôn Tân Định đầu năm nay rủ nhau lập nhóm xây dựng thương hiệu món đặc sản khoai ''gieo'' ''made in Hải Ninh''. Ước tính mỗi ngày gần 15 tạ khoai "gieo'' được phơi khô, sấy tẩm đóng túi ni-lông, có dán nhãn mác, được chuyển về các chợ đầu mối ở TP Đồng Hới theo khách thập phương làm quà khắp mọi miền.


Ấy cũng là bước đi tắt, đón đầu của người dân vùng xã ''135'', sau khi biết tin tỉnh về phê duyệt dự án xây dựng khu du lịch sinh thái ngay tại địa bàn xã. Rất có thể những khu trang trại của anh Lễ và nhiều nông dân biết làm ăn khác là điểm đến hấp dẫn khách tham quan. "Nội lực của nông dân vùng cát đang được đánh thức từng ngày'', lãnh đạo xã Hải Ninh khẳng định.


Anh Thơ
Nguồn khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 185

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 174


Hôm nayHôm nay : 34656

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 212911

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60534868