17:45 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

HLV Nghĩa Đàn: 41 tỷ đồng cho cải tạo vườn tạp

Thứ ba - 21/04/2015 23:59
Nghĩa Đàn (Nghệ An) là địa phương có diện tích đất đỏ bazan lớn (chiếm trên 50% diện tích tự nhiên), thích hợp với việc trồng các loại cây ăn quả có múi. Tuy nhiên, do đặc điểm sản xuất nhỏ, vườn các hộ gia đình thường trồng nhiều loại cây, hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy, Hội Làm vườn (HLV) huyện đã có “Đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2015 -2020” và đã được phê duyệt với tổng kinh phí 41 tỷ đồng.

Trên đất cam Vinh 

Thời gian gần đây, người tiêu dùng cả nước đã quen dần với thương hiệu cam Vinh, được trồng nhiều ở vùng Phủ Quỳ nói chung và Nghĩa Đàn nói riêng. Loại cam trồng trên đất đỏ bazan này có vị ngọt đậm, nếu chăm sóc và bón phân đúng cách, cam tươi lâu, dễ vận chuyển mà không sợ bị héo hay rụng cuống.

Ông Khuông (phải) thăm khu vườn trồng bưởi Diễn của bà con thị trấn Nghĩa Đàn.

Xuất phát từ thực tế, đây là vùng đất thích hợp với loại cây có múi, nên bà con đã mạnh dạn đưa bưởi Diễn vào trồng. Khởi đầu là nông dân xã Nghĩa Lâm và thị trấn Nghĩa Đàn, đây cũng là những mô hình điểm của HLV huyện và đã có sản phẩm trong 3 năm qua. Cụ thể, ở Nghĩa Lâm có các hộ như: ông Nguyễn Văn Lợi, trồng 250 cây; ông Phan Đình Hoàn trồng 120 cây vào năm 2008. Vụ thu hoạch năm 2013 đạt 100 - 130 quả/cây, có quả nặng tới 1,2kg, giá bán tại vườn 15.000- 20.000đồng/quả. Ở thị trấn Nghĩa Đàn, ông Trương Văn Thuận cũng trồng 300 cây bưởi Diễn từ năm 2011, năm 2014 cho thu hoạch, mỗi cây có từ 50- 80 quả, giá bán 17.000 - 20.000 đồng/quả.

Điều đáng nói ở đây là, trước khi du nhập cây bưởi Diễn, Nghĩa Đàn đã có các giống bưởi chua của địa phương hay bưởi hồng Quang Tiến vị ngọt thanh, thu hoạch vào tháng 8 - 9, năng suất xấp xỉ bưởi Diễn nhưng giá bán chỉ bằng một nửa và chỉ tiêu thụ tại địa phương. Bưởi Diễn chín vào dịp Tết nên ít bị ruồi vàng làm rụng quả. Chính vì những ưu điểm trên nên HLV huyện đã chọn giống bưởi Diễn làm cây chủ lực để cải tạo vườn tạp. Bên cạnh đó còn khuyến khích bà con trồng thêm một phần bưởi hồng Quang Tiến để đối chứng, thăm dò về tính chất và hiệu quả kinh tế so với bưởi Diễn. Những hộ không trồng bưởi Diễn thì trồng thanh long ruột đỏ cũng cho thu nhập cao hơn hẳn các cây truyền thống như: mít, bưởi chua,... 

Theo đó, kế hoạch thay thế cây vườn tạp chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 2015-2017, toàn huyện có 123 hộ/15 đơn vị tham gia mô hình trồng 2 loại bưởi nói trên. Trong đó, diện tích trồng bưởi Diễn 22ha; bưởi hồng Quang Tiến 5,5ha. Giai đoạn 2 (2018- 2020) có 226 hộ/25 đơn vị tham gia, diện tích trồng bưởi Diễn 45ha, bưởi hồng Quang Tiến 13,5ha. Tổng kinh phí cho cả 2 giai đoạn là 41 tỷ đồng.        

Say nghề vườn… 

Xuất phát từ thế mạnh là địa phương có nhiều nông, lâm trường trồng cây ăn quả, các hội viên có diện tích đất vườn rộng, cộng với lòng nhiệt tình, đam mê nghề VAC nên nông dân Nghĩa Đàn có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ. Vì vậy, việc cải tạo vườn tạp thành vườn hàng hóa được nhân dân nhiệt tình ủng hộ.

Phải khẳng định rằng, dự án cải tạo vườn tạp xuất phát từ phong trào hăng say làm vườn, trăn trở tìm cây cho hiệu quả kinh tế cao để thay “áo” vườn tạp của bà con Nghĩa Đàn trong suốt thời gian qua, với các loại cây mới như: chanh, ổi giống mới, vải thiều, rau sạch (Nghĩa Hiếu); ổi Thái Lan, táo quả to (loại táo H15) ở Nghĩa Sơn; trồng nấm (Nghĩa Hội); trồng bưởi Diễn (Nghĩa Lâm),...

Ngoài ra, các hội viên còn chăn nuôi gà, lợn, nuôi ong mật… cho thu nhập 250 - 300 triệu đồng/năm như ông Nguyễn Văn Huấn (Nghĩa Lộc); nuôi gà siêu đẻ quy mô lớn thu nhập 150 - 200 triệu đồng/năm như bà Hoàng Thị Kế (Nghĩa Sơn). Hộ ông Huỳnh Hà (Nghĩa Sơn) nuôi 30 đàn ong, thu 30-50 triệu đồng/năm. Ở Nghĩa Hội, ông Nguyễn Văn Việt thí điểm nuôi 8 con hươu lấy nhung, 2.500m2 ao cá, 300 gốc táo lai, bình quân thu nhập 200 triệu đồng/năm         

Do làm tốt công tác VAC nên HLV được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện giao 3 nhiệm vụ chính: Nuôi, trồng thử nghiệm một số giống cây - con mới; tổ chức xây dựng và củng cố làng nghề; chăm sóc một số cây trồng thử nghiệm (cây cỏ ngọt). Mặt khác, Hội còn tham gia công tác củng cố và xây dựng làng nghề, đã thành công trong mô hình làng nghề chổi đót Hòa Hội (Nghĩa Hội) sản phẩm được tham dự Hội thi thương mại Nghệ An năm 2014. Hiện đang xây dựng làng nghề nấm ăn sinh học (Nghĩa Hội) với 7 hộ tham gia; thành lập Câu lạc bộ nuôi ong ở Nghĩa Sơn, đã có 17 hộ tham gia. Về nhiệm vụ chăm sóc cây trồng, Hội đã tập trung vào các loại như: cây mây, bưởi Diễn, thanh long ruột đỏ, ổi.      

Để công tác Hội ngày càng thiết thực, đi vào chiều sâu, Hội đã kết hợp với các đơn vị có liên quan trong tỉnh để hỗ trợ cho hội viên. Theo đó, đã phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ chuyển giao kỹ thuật sản xuất phân vi sinh; Công ty TNHH Đức Phong (Nghệ An) về xây dựng làng nghề mây tre đan. Đây cũng là doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho bà con. Phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức 2 lớp học nuôi ong, trồng nấm, mỗi lớp 35 người, thời gian 3 tháng. Tổ chức cho cán bộ Hội tham quan mô hình trồng chanh trái vụ ở Nam Đàn; làng nghề mây tre xuất khẩu tại Thành phố Vinh...

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, Hội còn chăm lo công tác tổ chức Hội. Hiện, 25/25 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có tổ chức Hội, tổng số hội viên 1.510 người. Số Hội cơ sở có con dấu là 21/25 đơn vị, đạt 84%, tổng số quỹ hội toàn huyện là 43 triệu đồng.

Tuy nhiên, hoạt động Hội vẫn còn một số tồn tại như: một số xã còn thiếu chủ tịch, phó chủ tịch hội chuyên trách. Một số xã đến nhiệm kỳ nhưng chưa tổ chức được đại hội. Hình thức hoạt động của các Hội chưa phong phú, chưa thực sự đem lại lợi ích cho hội viên, do đó việc thu hút hội viên mới còn hạn chế.   

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Thanh Khuông, Phó chủ tịch Thường trực Hội Làm vườn Nghĩa Đàn cho biết: “Sở dĩ, thời gian qua chúng tôi đạt được nhiều thành tích như mong đợi một phần lớn nhờ sự quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương. Theo đó, Hội đã phối hợp với Trung tâm chính trị huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn về nghiệp vụ công tác Hội, về kỹ thuật làm kinh tế VAC. Vì vậy, công tác Hội các cấp ngày càng đi vào chiều sâu, được chính quyền địa phương tin tưởng, giao nhiều trọng trách nặng nề trong việc phát triển kinh tế trên địa bàn. Vì vậy, năm 2015, Hội đã tích cực đảm nhận các nhiệm vụ được giao như: cải tạo vườn tạp, xây dựng nông thôn mới, giúp nhau phát triển VAC tại hộ gia đình”.

Năm 2015, HLV huyện Nghĩa Đàn sẽ tập trung triển khai Đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2015 - 2017 tại 15 xã. Phối hợp với Trung tâm Dạy nghề, Công ty TNHH Đức Phong tổ chức lớp học nghề mây tre đan xuất khẩu tại Nghĩa Lâm và thị trấn Nghĩa Đàn, để xây dựng làng nghề mới cho địa phương.           
 

nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 243

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 242


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1078680

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71305995