00:47 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả kinh tế cao từ nuôi cừu

Thứ sáu - 07/02/2014 01:49
Cừu là loài vật nuôi không có nguồn gốc từ Việt Nam. Ngày xưa - thời Pháp thuộc, các giáo sĩ đi truyền đạo đã đưa các chú cừu từ Ấn Độ và Pakistan vào Ninh Thuận để nuôi. Nó thích ứng dần rồi trở thành loài vật nuôi riêng cho vùng đó. Vì vậy, người ta gọi chúng là cừu Phan Rang - giống cừu duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Bọn này chịu được điều kiện khô, nóng khốc liệt ở đây. Nó hơn hẳn cả dê và bò.
 

Với khí hậu nắng nóng quanh năm, lượng mưa thấp, chỉ kéo dài khoảng 3 tháng (từ tháng 9 - 11 hàng năm) nên tỉnh Ninh Thuận rất thích hợp để cừu sinh trưởng và phát triển. Ở đây đâu đâu cũng có cừu. Con cừu có một đặc tính hơn hẳn các loài khác, đó là sự chịu khó. Giữa cái nắng như đổ lửa, các loài khác đều tìm chỗ có bóng mát để trú thì đàn cừu vẫn tha thẩn trên đồng, trên những gò cát trơ trụi, nóng bỏng. Chúng cần mẫn gặm từng ngọn cỏ mới lún phún nhô lên. Vào mùa khô, khi không còn một loại cỏ nào có thể nhú lên được, cừu nhai cả các lá xương rồng to bằng bàn tay và chi chít gai.

Từ ban đầu số lượng vài ngàn con, sau hơn chục năm phát triển, tổng đàn cừu ở Ninh Thuận duy trì ổn định khoảng 90.000-100.000 con. Trong tỉnh đã xuất hiện nhiều trang trại nuôi dê, cừu trị giá hàng tỷ đồng với quy mô từ 300 - 500 con, nhiều hộ dân đã thoát nghèo; thậm chí vươn lên làm giàu.

Năm 1997, Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây đã đưa giống cừu Phan Rang ra nuôi thử ở miền Bắc. Tới nay, đã được 5-6 thế hệ mà chúng vẫn sống tốt. Điều đó mở ra hướng có thể nuôi cừu ngay cả ở miền Bắc.

Không như nhiều loài vật nuôi khác có chi phí đầu tư cao, cừu là vật nuôi của người nghèo; đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc, giá giống không quá cao, chỉ khoảng trên 2 triệu đ/con. Nông dân chỉ cần khoảng 10 triệu đồng là đã có 5 con giống, sau vài năm nhân đàn là đã có vài chục con và từ đây có thể thoát nghèo bền vững.

Cừu có tính bầy đàn cao nên dễ quản lý. Chúng thường đi kiếm ăn theo đàn. Cừu cũng là loài dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật, chuồng trại lại đơn giản và rẻ tiền. Thức ăn của cừu rất đa dạng: Cả thức ăn thô xanh (như các loại cỏ, các loại lá cây...), thức ăn thô khô (như các loại cỏ khô) cùng các loại thức ăn ủ chua, thức ăn củ quả các loại phụ phẩm của công nghiệp thực phẩm... Vào mùa khô, ta có thể cho cừu ăn thêm thức ăn tinh (như cám, bột ngô, bột mì...). Tuy nhiên, thức ăn thô vẫn là chủ yếu.

Tuổi trưởng thành bình quân con cái nặng 39kg, con đực 43kg. Cừu đẻ trung bình 1,55 lứa/năm. Mỗi lứa được 1-2 con. Cũng có con đẻ 3 con/lứa, sinh sản tập trung trong thời gian ngắn. Khi đẻ là đẻ đồng loạt nên không tốn nhiều công chăm sóc con nhỏ. Cừu là gia súc có thời gian sinh trưởng rất nhanh, chỉ sau 8 - 9 tháng là bắt đầu sinh. Còn nuôi thương phẩm thì chỉ 5 - 6 tháng đạt trọng lượng khoảng 20 kg là có thể xuất bán... Bà con nuôi cừu chủ yếu là để bán thịt và bán giống.

So với dê, hàm lượng các chất dinh dưỡng ở thịt cừu không thua kém. Tỷ lệ thịt xẻ của chúng lên tới 41,62% và thịt lọc là 28,62%.

Để nuôi cừu, bà con cần chọn giống cho kỹ càng, cả con đực và con cái. Không nên chọn những con cừu cái đã già. Riêng cừu đực phải nhốt riêng, 8-9 tháng tuổi mới cho chúng phối giống. Nếu phối tự do, một cừu đực có thể đảm nhận cho 20-30 cừu cái. Còn nếu phối giống có kiểm soát thì nó còn có thể phụ trách tới 40-50 cừu cái.

Các loại dịch bệnh trên cừu cũng rất ít. Bệnh thường gặp là tụ huyết trùng, viêm phổi, nhiễm trùng máu… thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa và trong mùa mưa, nếu phát hiện sớm là chữa trị dứt điểm. Mặt khác phải tiêm phòng đủ liều định kỳ thì sẽ không bị dịch bệnh. Điều quan trong nhất là chuồng trại phải làm nơi thoáng mát, ánh sáng đầy đủ để ngăn chặn các loại vi khuẩn ủ bệnh.

Nuôi cừu quay vòng nhanh, lãi cao. Từ năm 2009 đến nay khi thịt dê, cừu đã trở nên phổ biến là thực phẩm thông thường được tiêu thụ mạnh trong và ngoài tỉnh, giá thịt cừu từ 90.000 đến trên 100.000 đồng/kg, bà con nuôi cừu rất phấn khởi. Thịt cừu có hương vị rất đặc sắc. Có người không quen nhưng nhiều người lại “nghiện” thịt cừu, nhất là các du khách châu Âu, khách Ả Rập. Cừu có thể chế biến ra nhiều món như: Nướng, luộc, xào, xông khói, làm chả, nấu cari hoặc nấu lẩu…

Với lợi thế phát triển chăn nuôi dê, cừu, tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ nông dân như nhập giống cừu Australia để lai với đàn cừu địa phương; cấp 100 ha đất tại huyện Thuận Bắc cho Viện Chăn nuôi để thành lập trung tâm chuyên nhập, khảo nghiệm dê cừu. Khuyến khích các trang trại, hộ chăn nuôi hình thành CLB hỗ trợ nhau việc chọn giống, chăm sóc, tiêu thụ sản phẩm... Hơn nữa, còn nhiều vùng trong nước có thể đưa cừu vào chăn thả. Bà con có thể tìm hiểu về nuôi cừu để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Quý Kiên (tổng hợp)
http://www.hoinongdan.org.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 436


Hôm nayHôm nay : 42225

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1014393

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71241708