06:22 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lớp học đồng ruộng làm nên thương hiệu rau Gia Lâm

Thứ tư - 24/04/2019 23:51
Nhờ kiên trì lớp học đồng ruộng nhiều năm qua, nên những cánh đồng rau ở Gia Lâm không phải lo đầu ra.

Bà Nguyễn Thị Chung, Chi hội trưởng, Chi hội Phụ nữ thôn Hoàng Long, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm (Hà Nội), cho biết, bà được bầu làm Nhóm trưởng nhóm sản xuất rau PGS, (có sự giám sát, kiểm tra chéo lẫn nhau, và tự đảm bảo chất lượng), từ năm 2016 đến nay. 

img_5691-11.JPG

 Cán bộ Trạm BVTV triển khai treo bẫy bả dẫn dụ côn trùng.

Được biết, nhóm có 20 người, hộ nhiều nhất 9 sào, hộ trung bình 4 – 5 sào, hộ ít 2- 3 sào. Bà con chủ yếu sản xuất các loại rau họ hoa thập tự như: cải bắp, cải xanh, cải ngồng, cải ngọt; xu hào; mồng tơi, rau dền. Thời gian sinh trưởng như nhau, bắp cải 85 ngày, rau 25 – 30 ngày, bình quân mỗi năm sản xuất 2 – 3 vụ.

Để đảm bảo chất lượng, hình thức mẫu mã các loại rau, mỗi tháng 1 – 2 lần bà phải tham gia các lớp học phổ biến kiến thức trồng rau VietGAP do Trạm Bảo vệ Thực vật Gia Lâm tổ chức, sau đó về địa phương phổ biến lại cho các hộ trong nhóm.

Nội dung xoay quanh những vấn đề như: phun thuốc định kỳ, dùng bẫy bả chua ngọt để dẫn dụ côn trùng, theo dõi sâu bệnh, có sổ ghi chép, đúng theo quy trình sản xuất PGS.

Ví như, cải bắp và các loại rau nói chung, phải phun thuốc sinh học, và đảm bảo cách ly 1 tuần mới được hái bán. Là nhóm trưởng, nên ít nhất 1- 2 lần/tuần, bà phải đến các cánh đồng, kiểm tra xem bà con có phun đúng thuốc, đúng quy trình, đúng liều lượng không.

Đặc biệt, ngoài việc chăm lo sản xuất, xây dựng thương hiệu rau Đặng Xá, bà con còn phải vệ sinh đồng ruộng 2- 3 lần/tháng, thu gom rác thải, vỏ bao bì thuốc BVTV về đúng nơi quy định, để đưa đi xử lý. Rác thải từ phụ phẩm nông nghiệp, gốc rau, lá già, cỏ, được thu gom thành đống, để phun các chế phẩm sinh học ủ làm phân.

Lao động tham gia được hỗ trợ 8.000 đồng/công, số tiền tuy không nhiều, nhưng bù lại, đồng ruộng luôn sạch đẹp, đó là niềm động viên để bà con hăng say sản xuất.  

img_5690.JPG

 Bà con Đặng Xá treo bẫy bả chua ngọt xua đuổi côn trùng.

Hiện, giá bán các loại rau tại ruộng 8.000 đồng/kg, bình quân thu nhập 6- 7 triệu đồng/lao động, hộ nhiều nhất 110 – 120 triệu đồng/năm, hộ ít 50 – 60 triệu đồng/hộ/năm.

Bà Trần Thị Huyền, Trạm phó Trạm Trồng trọt và BVTV Gia Lâm, cho biết: “Do sản xuất theo nhóm, có địa chỉ rõ ràng, nên đầu ra đã có Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Đặng Xá bao tiêu, sau đó chuyển về nội thành tiêu thụ, bà con không phải đi bán rong như trước đây, không bị ép giá, chỉ chăm lo phát triển sản xuất”.  

 Dương An Như/kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 247


Hôm nayHôm nay : 37989

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 700515

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70927830