00:57 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người nông dân vươn lên làm giàu và giúp đỡ hộ nghèo

Thứ sáu - 14/08/2015 05:46
Đến khu ngã 3 Xuân Giao hỏi ông Phạm Văn Hinh, hộ SXKD giỏi thì ai cũng biết, vì ông đã giúp được rất nhiều người trong cuộc sống, hộ nghèo thì giúp giống, vốn, kỹ thuật, còn hộ trung bình khá thì ông giúp về kinh nghiệm, kỹ thuật và định hướng cách phát triển kinh tế, nên rất nhiều người biết và rất quý trọng gia đình ông Hinh.

Ông Phạm Văn Hinh chăm sóc đàn lợn mới kế tiếp

Ông Phạm Văn Hinh sinh năm 1966, trú tại thôn Hùng Xuân 1, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, gia đình có 5 khẩu. Ông là một hội viên, nông dân chấp hành tốt mọi chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của Hội. Là người nhanh nhẹn nhiệt huyết với công việc, có tầm nhìn, ông đã sớm nhận thức việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch, cải tạo đất vườn, ao của gia đình xây dựng thành trang trại phát triển theo mô hình chăn nuôi tổng hợp (VAC), phấn đấu vươn lên làm giầu ngay tại mảnh đất quê hương mình.  

 
Ông Hinh tâm sự: “Những năm trước đây, gia đình cũng khó khăn như bao gia đình khác, hai vợ chồng trăn trở, tìm cách làm ăn vươn lên làm giàu. 5 năm trở lại đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền tạo điều kiện, hỗ trợ giống, vốn, vật tư, kỹ thuật cho hội viên nông dân phát triển kinh tế, qua các phong trào của Hội Nông dân, đặc biệt là phong trào thi đua "Nông dân SXKD giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững", tôi rất tâm đắc, quyết định xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp. Đồng thời đi tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức khoa học kỹ thuật ở trong, ngoài tỉnh, cập nhật từ các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó đã giúp tôi lựa chọn được giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với địa phương, có thị trường tiêu thụ”.
 
Ông cho biết: “Gia đình đầu tư xây dựng trang trại gồm 3 ao với tổng diện tích 1ha, san gạt mặt bằng trồng hàng trăm cây vải xung quanh, thiết kế xây dựng 700m2 chuồng chăn nuôi lợn theo khoa học, có hệ thống nước sạch vệ sinh chuồng trại, xây 4 hầm bể Biogas để sử lý môi trường, tạo ra khí đốt phục vụ sinh hoạt cho gia đình. Trong chăn nuôi, muốn thành công phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình kỹ thuật từ con giống, chuồng trại, phòng chống dịch bệnh, thức ăn, chế độ chăm sóc phải gắn liên với nhau, không coi nhẹ khâu nào; bản thân phải học hỏi rất nhiều, kết hợp giữa kinh nghiệm thực tế với công tác thú y, quan trọng nhất là khâu phòng dịch bệnh. Mỗi năm gia đình nuôi và xuất chuồng hàng chục tấn lợn hơi, thu lãi hàng trăm triệu đồng, 6/2015 đang nuôi trên 300 con lợn lớn, nhỏ.
 
Ao nuôi cá với diện tích 1ha, mỗi năm thu hoạch trên 10 tấn cá thịt, thu nhập gần 500 triệu đồng; Ngoài ra còn đầu tư trồng cây cảnh, hiện nay có trên 30 chậu cây cảnh, mỗi cây trị giá hàng chục triệu đồng.
 
Kết quả các nguồn thu nhập từ năm 2012 trở lại đây của gia đình qua trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản, cây cảnh như sau: Năm 2012, tổng thu nhập đạt  390 triệu, trung bình 6,5 triệu đồng/ khẩu/tháng. Năm 2013, tổng thu nhập đạt 400 triệu, trung bình 6,7 triệu đồng/ khẩu/tháng. Năm 2014, tổng thu nhập đạt 450 triệu, trung bình 7,5 triệu đồng/ khẩu/tháng.
 
Trong thời gian tới, gia đình ông sẽ nâng cấp hệ thống chuồng trại, nuôi thêm gà đen, gà Đông cảo, ba ba và trồng thêm cây Thanh Long ruột đỏ 100 gốc.
 
Về sử dụng lao động, ông phải thuê thêm lao động, giải quyết việc làm cho nông dân tại thôn, số lao động thường xuyên có từ 8 - 10 lao động, lao động theo mùa vụ từ 13-15 lao động, gia đình trả công từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng.
 
Hàng năm ông còn giúp đỡ các hộ nghèo trong thôn về vốn 50 triệu đồng, 150 con giống, kỹ thuật, ứng trước 10 tấn thức ăn chăn nuôi, khi bán lợn trả sau không tính lãi cho 5 hộ phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Tích cực ủng hộ các hoạt động từ thiện, nhân đạo, Quỹ đề ơn đáp nghĩa, Quỹ vì người nghèo với số tiền 22,5 triệu đồng; ủng hộ 17,5 triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa thôn, 3 triệu đồng làm đường giao thông nông thôn tại thôn Hùng Xuân 1; 8 triệu đồng ủng hộ cho người khuyết tật. Hàng năm, gia đình ông đều được công nhận là gia đình văn hóa.
 
Năm 2013, Ông Phạm Văn Hinh đạt Danh hiệu hộ SXKD giỏi cấp tỉnh, được Chủ tịch UBND tỉnh và Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tặng Bằng khen, là một trong 163 cá nhân đạt danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2015.
Theo hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 286

Máy chủ tìm kiếm : 77

Khách viếng thăm : 209


Hôm nayHôm nay : 20488

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1183549

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72866258