20:12 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sơn La: Xóa nghèo bằng chăn nuôi

Thứ ba - 05/11/2013 02:33
“Gia súc, gia cầm là tài sản lớn của nông dân miền núi. Giữ được cho đàn gia súc không mắc bệnh, chết là thiết thực giúp nông dân xoá nghèo”- ông Thào A Khua - Trưởng bản Cột Mốc, xã Xuân Nha, huyện Mộc Châu (Sơn La) bảo vậy.
Muốn giàu phải nuôi gia súc

Trong những bước đột phá về phát triển kinh tế hộ, từng bước xoá nghèo, làm giàu ở tỉnh Sơn La, ngoài phát triển kinh tế trang trại, nông sản hàng hoá, dịch vụ thì hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm được đề cao. Đàn gia súc ở Sơn La chủ yếu có 4 loại chính là: Trâu, bò, dê, lợn. Hộ giàu, có điều kiện về vốn và kinh nghiệm thì phát triển đàn với số lượng lớn từ vài chục con trở lên. Hộ ít vốn thì cũng cố gắng nuôi lấy 1-2 con trâu, bò; mấy con dê, lợn; chục con gia cầm theo kiểu “tiền bỏ ống”. 

Nông dân xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) nuôi trâu bò nhốt chuồng đạt hiệu quả cao.
Nông dân xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) nuôi trâu bò nhốt chuồng đạt hiệu quả cao.

Với người dân vùng cao, nếu chỉ sản xuất bằng cây trồng thì khó mà thoát được nghèo vì đất sản xuất có hạn, khí hậu khắc nghiệt, mỗi năm chỉ gieo trồng được 1 vụ, năng suất cây trồng thấp. Ông Thào A Khua cho biết: “Muốn giàu có, muốn làm nhà cửa, mua xe máy, máy cày, ô tô, thầu thêm đất sản xuất... thì phải chăn nuôi gia súc. Nuôi một con bò, con trâu hay mấy con dê tuy mất tới vài năm chăm sóc nhưng thật ra cũng chẳng phải đầu tư gì ngoài cỏ, lá cây rừng... Nhưng khi bán là có tới mấy chục triệu đồng. Trong bản có 5 anh em nhà ông Thào A Chồng nuôi tới hơn 100 con trâu, bò, nhiều dê, lợn nên kinh tế khá giả rất nhanh. Các hộ khác cũng đang học và làm theo đấy”.

Đầu tư cho đồng bào chăn nuôi

Lợi thế về chăn nuôi gia súc, gia cầm hàng hoá trong nền nông nghiệp đã được tỉnh Sơn La xác định từ lâu và có những chính sách đầu tư ngày càng đồng bộ, hiệu quả hơn. Những dự án kinh tế-xã hội như 30a, 135, 1460, vốn Ngân hàng Chính sách xã hội... đã đưa đến cho người dân hàng ngàn con giống trâu, bò, lợn, nhím... 

Tỉnh Sơn La đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả phát triển đàn gia súc: Tập huấn khuyến nông, đầu tư vốn hỗ trợ người dân, hướng dẫn nông dân kỹ thuật phòng chống bệnh dịch; tăng cường tiêm phòng cho gia súc, gia cầm; tuyển chọn giống tốt, lai giống...
 

Ông Lò Văn Tăng - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Sơn La cho biết: Trong chính sách phát triển nông nghiệp của Sơn La đã chú trọng đẩy mạnh nguồn hàng hoá giá trị cao trong nông nghiệp là gia súc, gia cầm. 

Hiện tỉnh có gần 160.000 con trâu, gần 200.000 con bò, hơn 434.000 con lợn và trên 5,2 triệu con gia cầm. Chúng tôi đến thăm gia đình anh Sùng A Thái ở bản Nồng Làn, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã - một trong những hộ tập trung cao cho phát triển đàn trâu, bò sinh sản. 

Anh Thái cho biết: Người dân ai cũng thích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng cái khó là vốn đầu tư ban đầu cao và việc ngăn chặn, chữa trị dịch bệnh chưa hiệu quả. Nếu thực hiện đồng bộ giữa bỏ vốn đầu tư và phòng chống bệnh, chống rét cho gia cầm thì hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi của bà con rất cao. Đây là mũi nhọn xoá nghèo hữu hiệu cho các hộ đồng bào dân tộc, miền núi. 
Kiều Thiện
Nguồn danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 136


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 530240

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70757555