23:47 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tỉnh Thái Bình "được mùa" nông nghiệp công nghệ cao

Thứ tư - 22/11/2017 22:20
Là tỉnh có truyền thống là “vùng quê lúa”, phát triển nông nghiệp, những năm qua, Thái Bình đã mạnh dạn xây dựng nhiều chính sách hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Tỉnh Thái Bình luôn quan tâm hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản. Ảnh minh họa

Để khởi động cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Thái Bình đã làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, hình thành những “cánh đồng mẫu lớn” từ nhiều năm trước. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều vùng chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao với sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp hoặc HTX. Đây chính là những bước khởi đầu để tỉnh Thái Bình hướng đến những dự án quy mô lớn.

Là địa phương đi đầu cả nước về xây dựng NTM, tỉnh Thái Bình cũng triển khai khá sớm "Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Tại đề án này, Thái Bình xác định: Thu hút và phát triển doanh nghiệp là đột phá, lấy doanh nghiệp là đầu tàu trong phát triển chuỗi giá trị. Bởi vậy, các chính sách của tỉnh cũng tập trung hướng tới việc thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi, chuẩn bị tốt điều kiện, chủ động nắm bắt cơ hội, sẵn sàng đón doanh nghiệp vào đầu tư.

Nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Thái Bình

Để phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp công nghệ cao, những năm qua, Tỉnh đã tập trung xây dựng, hoàn thành quy hoạch các vùng sản xuất, chỉnh trang đồng ruộng và dồn điền đổi thửa ở toàn bộ các xã, thị trấn, khắc phục một phần tình trạng manh mún, phân tán trên các thửa ruộng của mỗi gia đình.

Khi chính sách đã thông thoáng, Thái Bình đã nhanh nhạy đón làn sóng đầu tư vào nông nghiệp của những tập đoàn có tiềm lực. Theo ông Nguyễn Hồng Diên - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, thực tế cho thấy, chính sách thu hút vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Thái Bình đã và đang phát huy hiệu quả. Hiện, toàn tỉnh đã có 91 dự án với tổng kinh phí gần 3.000 tỉ đồng.

Đặc biệt, ngay tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Bình tổ chức vừa qua, Thái Bình đã trao quyết định cho 33 dự án, có tổng số vốn đăng ký lên đến 25.658 tỉ đồng. Trong đó, một số dự án có vốn đầu tư rất lớn như: Dự án trồng lúa chất lượng cao, khu nuôi trồng thủy sản, hải sản kết hợp dịch vụ sinh thái tại huyện Tiền Hải do Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội đầu tư với số vốn 1.200 tỉ đồng; dự án công nghiệp hóa nông nghiệp và vận hành chuỗi khép kín sản xuất, thu hoạch, chế biến, vận chuyển, phân phối các sản phẩm nông nghiệp của liên doanh Tập đoàn THACO - Tập đoàn Lộc Trời đầu tư với vốn đầu tư 7.800 tỉ đồng.

Tập đoàn TH khởi công Dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Thái Bình.

Những ngày đầu năm 2017, Tập đoàn TH đã Khởi công Dự án nông nghiệp công nghệ cao sản xuất rau củ quả hữu cơ và lúa chất lượng cao tại xã Dũng Nghĩa (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) với quy mô diện tích sản xuất khoảng 3.000ha.

Nói về việc Thái Bình thu hút hàng loạt các dự án “khủng” vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bà Thái Hương - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH - cho rằng: Thái Bình có cách làm rất sáng tạo trong việc tích tụ ruộng đất cũng như kêu gọi đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, giúp các doanh nghiệp yên tâm đầu tư và hưởng lợi.

 “Thái Bình có cách làm sáng tạo trong tích tụ ruộng đất để không vi phạm luật pháp hiện hành nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư và mong mỏi của người dân. Cụ thể là, vận động người dân tự nguyện ủy quyền quản lý sử dụng đất nông nghiệp cho chính quyền xã. Trên cơ sở đó, xã đứng ra ký hợp đồng cho thuê đất với thời hạn từ 20 - 30 năm trở lên. Bằng cơ chế này, người dân Thái Bình đã chấp thuận cho thuê khoảng 10.000 ha đất canh tác lúa và lúa xen màu, chỉ chờ nhà đầu tư”.
Ông Nguyễn Hồng Diên - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình.
Theo Bình Châu/Báo TTV.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 275

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 273


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1225819

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71453134