16:16 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Vua cá vược" nói được, làm được…

Thứ năm - 12/03/2015 21:57
Đam mê trong công việc, tự tin vào bản thân cùng với quá trình học hỏi và trải nghiệm, Trương Văn Trị (ảnh), Giám đốc Công ty TNHH Giống Thủy sản Hải Long đã thành công và trở thành người đầu tiên ở Việt Nam thuần hóa và nuôi thành công cá vược - loài cá biển có giá trị kinh tế cao, trong môi trường nước ngọt. Thủy sản Việt Nam trò chuyện với vị giám đốc trẻ, nhân dịp xuân mới Ất Mùi.

Được mệnh danh "Vua cá vược", anh có thể cho biết bí quyết thành công?

Tôi chỉ là một người mới thành công bước đầu, chưa dám nói là tỷ phú. Tôi chỉ làm công việc yêu thích từ bé của một người con vùng biển, sau những ngày theo ông nội và bố đi bắt cá. Có lẽ niềm tin, tình yêu, sự ham học hỏi và quyết tâm "làm tới cùng" đã giúp tôi đạt được những gì tôi có hiện nay. Theo tôi đó chính là: hăng say làm việc - cố gắng học hỏi -  tin vào điều có thể.

 

Có rất nhiều loài thủy sản nước ngọt, tại sao anh đặc biệt quan tâm loài cá nước mặn - cá vược?

Hải sản biển khai thác mãi rồi cũng cạn kiệt. Cuộc sống con người từng trông chờ, phụ thuộc vào sự may rủi và hào phóng của thiên nhiên, nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ta phải tận dụng, đưa những sản vật ấy vào vòng tay con người để phát triển chúng. Những giống cá biển khi nuôi vẫn ăn thức ăn tự nhiên và có chất lượng tốt như khi sống trong môi trường tự nhiên, lại dễ dàng quản lý từ khâu thu hoạch đến cung cấp sản phẩm. Tuy nhiên, muốn thành công phải dày công đầu tư chăm sóc. Tôi đến với cá vược cũng là một cái duyên. Từ lúc nhỏ đã được biết đến khi cha ông đi biển mang về. Rồi trong quá trình học cũng được tìm hiểu, giới thiệu.

 

Đánh giá của anh về việc áp dụng khoa học công nghệ vào ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta?

Áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất của người chăn nuôi còn rất hạn chế; năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh hàng hóa của người nuôi, doanh nghiệp thủy sản với thị trường trong nước cũng như thế giới còn thấp. Cùng đó, công tác nghiên cứu KHCN vẫn chỉ tập trung vào một số sản phẩm chủ lực; ngoài ra, sự gắn kết giữa nghiên cứu và chuyển giao chưa chặt chẽ, nhất là sự liên kết giữa KHCN và doanh nghiệp còn yếu. Trong khi, đội ngũ cán bộ khoa học chuyên sâu trong từng lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao còn thiếu; hệ thống cơ sở vật chất dành cho nghiên cứu KHCN chưa đáp ứng yêu cầu.

Giám đốc Trương Văn Trị đang kiểm tra cá nuôi tại Công ty - Ảnh: Vũ Mưa      

 

Để phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam, theo anh nên làm gì?

KHCN đóng vai trò quan trọng, góp phần bảo đảm mục tiêu tăng trưởng của ngành. Vì vậy, các cấp, ngành cần quan tâm hơn việc chuyển giao KHCN, đặc biệt là tổ chức các lớp tập huấn giúp nông dân hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi, phòng bệnh. Đồng thời, nên có cơ chế khuyến khích trong lĩnh vực này.

Chúng ta cần quan tâm hơn nữa vấn đề thị trường, xúc tiến đầu ra sản phẩm cho người dân. Nhà quản lý cần hoạch định phương hướng, đẩy mạnh xúc tiến cho đầu ra sản phẩm được tốt.

Trong lĩnh vực thủy sản không thể nuôi một, hai đối tượng mà cần đa dạng để cho những sản phẩm chất lượng. Và những sản phẩm này cần đến được tay người tiêu dùng trong nước và thị trường quốc tế. Theo đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền tới người nuôi, doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.

 

Anh có thể cho biết những dự định của Công ty Hải Long thời gian tới?

Công ty Hải Long tiếp tục đẩy mạnh tiếp nhận KHCN tiên tiến, đặc biệt khoa học kỹ thuật nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất giống thủy sản, tạo sản lượng giống cá biển, ngao, tôm giống chất lượng nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, tăng đàn cá, tôm bố mẹ. Đồng thời thực hiện kiểm dịch con giống bố mẹ tốt nhất để người nuôi yên tâm hơn. Với giống thủy sản chất lượng, thương hiệu Hải Long với con giống tốt và khả năng thành công trong nuôi trồng ngày càng cao sẽ được nhiều người biết đến.

Bên cạnh đó, những năm qua, để khuyến khích nuôi thủy sản phát triển, Công ty còn thực hiện chương trình "Đồng hành cùng người thu nhập thấp", hỗ trợ người nuôi bằng cách cho nợ 40% tiền giống, tư vấn kỹ thuật trong quá trình nuôi, sau đó mua lại sản phẩm… Sắp tới, Công ty sẽ tiếp cận cơ hội để giúp đỡ và chuyển giao công nghệ cho người dân nhiều hơn nữa.

>> Hải Long nổi danh nhờ cá vược

Năm 2008, Trương Văn Trị lập Công ty TNHH Giống Thủy sản Hải Long tại xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, với tâm niệm xây dựng thương hiệu cá vược Hải Long.

Đến nay, đã có nhiều tỉnh, thành phố như: Yên Bái, Lai Châu, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Hưng Yên... tìm đến Công ty học tập, tiếp thu quy trình công nghệ và mua cá vược giống về nuôi.

Hiện, Hải Long có hệ thống nhà xưởng, bể ương nuôi rộng hàng chục nghìn m2 và gần 10 ha diện tích ương nuôi cá giống cùng 8 loài cá đang sản xuất giống và nuôi thương phẩm (như cá vược, song, bống bớp, tráp, hồng mỹ, hồng đỏ, sủ đất và chim vây vàng). Với đàn cá bố mẹ hùng hậu, mỗi loài có 50 - 200 cặp, cỡ 3 - 12 kg và đang ở độ tuổi sinh sản tốt nhất (3 - 5 tuổi). Hằng năm, Công ty sản xuất 2 - 5 triệu con cá giống cung cấp cho các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung. Công ty còn cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn cho người nuôi về nuôi và phòng bệnh cho cá; cá giống được bảo hành tuyệt đối về chất lượng. Bởi vậy những năm qua, chất lượng cá giống của Hải Long luôn được khẳng định và người nuôi tin dùng.

 
Nguồn: thuỷ sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 400

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 395


Hôm nayHôm nay : 48575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 671014

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70898329