Đây là loài trái cây ngon và có nhiều dinh dưỡng nên khá được ưa chuộng. Đặc biệt trong những ngày tết, quýt là một trong những trái cây được dùng trưng bày có giá trị. Do đó, nhà vườn biết cách chăm sóc ra hoa tạo trái tốt bán trong dịp tết càng cho thu nhập cao.
Cây quýt có khả năng thích nghi rộng với điều kiện khí hậu, nhiệt độ từ 12 – 290C, tốt nhất trong phạm vi 23 – 29 độ C. Quýt trồng tốt trên đất phù sa ven sông, tơi xốp, nhiều mùn hữu cơ, hoặc đất đỏ bazan. Trồng được trên đất có độ pH từ hơi chua (pH = 4) đến hơi kiềm (pH = 8) nhưng tốt nhất là pH từ 5,5 – 6,5.
Dinh dưỡng đầy đủ, cân đối sẽ giúp quýt cho năng suất cao, trái thơm ngon. |
Quýt có thể trồng bằng chiết cành, ghép cành hay trồng bằng hạt. Chiết cành có khả năng cho trái sớm sau vài năm. Ghép cành sau 3 năm mới cho trái, còn trồng bằng hạt phải sau 5 năm nhưng thời kỳ kinh doanh sẽ kéo dài và ổn định năng suất hơn. Chiết cành cần chọn các cành khỏe, cây cho trái tốt và chiết vào tháng 3 - 4 hoặc tháng 8 - 9.
Ghép cành chọn giống chống chịu làm gốc ghép, chọn cây quýt cho năng suất cao chất lượng tốt làm mắt ghép. Ở ĐBSCL, quýt cho năng suất cao so với nhiều nơi. Nhiều vườn trồng quýt hồng ở Đồng Tháp đạt năng suất từ 65 - 70 tấn/ha. Như vậy, lợi nhuận có thể đạt 500 triệu đồng/ha trong điều kiện chăm sóc tốt, bán có giá cao.
Lưu ý tưới nước giữ ẩm thường xuyên để quýt phát triển tốt, kết hợp phòng trừ sâu bệnh cho cây. Cần bón phân đầy đủ và cân đối giúp cây quýt cho năng suất cao, trái có chất lượng thơm ngon đúng hương vị đặc trưng của quýt. Bón lót mỗi cây khoảng 30kg phân hữu cơ hoai mục. Sau khi cây được 1 – 2 năm tuổi bón thúc mỗi cây khoảng 0,3kg urea + 0,6kg super lân + 0,2kg kali, chia đều cho 4 lần bón trong năm.
Từ năm thứ 3 – 4 trở đi, mỗi năm bón 0,5kg urea + 0,8kg super lân + 0,3kg kali/cây, cũng chia làm 4 lần bón trong năm. Cách bón là hòa phân vào nước tưới quanh từng gốc hay rải phân quanh gốc rồi tưới ngay cho phân tan vào đất, hoặc có thể rải phân và đắp lớp bùn non vét từ mương phủ lên trên.
Giai đoạn cho trái, lượng phân có thể tăng hơn cho mỗi lần bón. Khi quýt đã có trái non, để nuôi trái cần tăng cường lượng phân kali cho trái ngọt và chắc. Sau mỗi năm thu hoạch cũng bón thêm phân hữu cơ kết hợp vô cơ.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn