Tại các tỉnh phía Nam, rầy nâu nở, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng.
1. Trên lúa
a) Các tỉnh phía Bắc
- Bệnh đạo ôn cổ bông: Tiếp tục phát sinh trên trà lúa sớm, giai đoạn trỗ bông tại vùng bị bệnh đạo ôn lá, giống nhiễm, nhất là những trà lúa trỗ gặp điều kiện thời tiết mưa, ẩm.
Cần theo dõi chặt diễn và phòng chống tại các diện tích có nguy cơ cao bằng thuốc đặc hiệu khi lúa bắt đầu trỗ và trỗ đều.
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục gây hại gia tăng trên các trà lúa thời kỳ trỗ - đến chín. Có khả năng gây cháy cục bộ.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại trên lúa đòng - trỗ, chủ yếu nhẹ đến trung bình tại một số diện tích ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Cần theo dõi và phòng chống ở những diện tích có mật độ cao.
- Hiện tượng vàng lá xảy ra chuyển hóa ở thời kỳ đầu làm đòng của cây lúa, nhất là những diện tích thiếu hụt dinh dưỡng, gặp điều kiện bất thuận.
- Ngoài ra, theo dõi và phòng chống chuột; bệnh khô vằn; bệnh bạc lá; bệnh lem lép hạt...
b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Bệnh đạo ôn cổ lá, cổ bông, bệnh khô vằn, lem thối hạt, rầy nâu + rầy lưng trắng phát sinh và gia tăng gây hại trên lúa ĐX đòng trỗ - ngậm sữa.
- Bọ trĩ, sâu keo... phát sinh hại chủ yếu lúa xuất hiện giai đoạn mạ.
- Chuột: Hại nhẹ chủ yếu trên lúa xuất hiện giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
c) Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu nở, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng.
Kiểm tra kỹ ruộng, khi rầy cám nở rộ tuổi 2 - 3, phun trừ bằng một trong các loại thuốc chống lột xác, không phối hợp với thuốc trừ sâu khác để phun cho lúa dưới 40 ngày sau sạ nhằm bảo tồn thiên địch, giảm nguy cơ bộc phát dịch hại ở giai đoạn sau.
- Đối với các địa phương chưa xuống giống lúa HT 2015, cần tranh thủ xuống giống vào cuối tháng 4 đầu tháng 5/2015 để kịp với khung thời vụ chung của vùng bên cạnh đợt rầy di trú vừa qua với mật độ thấp.
- Bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông tiếp tục xuất hiện và gây hại nhẹ trên các trà lúa từ đẻ nhánh đến đòng trỗ.
- Trên lúa HT ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh cần lưu ý sự phát triển của ốc bươu vàng, chuột. Ngoài ra, cần theo dõi sự xuất hiện của nhện gié, rầy phấn trắng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh - đòng trỗ để có biện pháp phòng chống kịp thời.
2. Trên cây trồng khác
- Hiện tượng lùn cây ngô: Cần rà soát toàn bộ diện tích ngô của địa phương, tiến hành nhổ bỏ, tiêu hủy đối với những diện tích có cây bị bệnh.
- Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại có xu hướng giảm về diện tích nhiễm bệnh.
- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.
CỤC BVTV
Theo: nongnghiep.vn