06:19 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vốn tín dụng trên những luống cam sành

Thứ tư - 20/03/2013 23:27
Có thể nói, vốn tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) đã trở thành “cứu cánh” cho nhiều nông dân, doanh nghiệp, HTX trên khắp cả nước vươn lên làm giàu.

Ở Tuyên Quang cũng vậy, khi đến tay người dân, những đồng vốn đó không chỉ giúp bà con phát triển kinh tế mà còn góp phần gìn giữ, phát triển thương hiệu đặc sản cam sành Hàm Yên.
Những triệu phú cam

Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang, các tổ chức tín dụng trên địa bàn và nỗ lực của người dân, giờ đây thương hiệu cam sành Hàm Yên đã không còn xa lạ với bạn bè, du khách trong và ngoài nước. Để có những vườn cam trĩu vàng như thế không thể thiếu công sức vun trồng của những “đại gia” chân đất, trong đó có nhiều cá nhân điển hình khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng.

Mục sở thị trang trại cam của vợ chồng chị Nguyễn Thị Hằng ở thôn Tân An, xã Tân Yên (huyện Hàm Yên), hình ảnh đầu tiên chúng tôi thấy là vườn cam bạt ngàn, trĩu quả, hứa hẹn thu về bạc tỷ. Chị Hằng cho biết, gia đình chị có 2 trang trại với tổng diện tích 10ha cam sành, có nhà 4 tầng ở thị trấn Tân Yên, mỗi vụ cam thu nhập trên dưới 1 tỷ đồng. Trong đó có 1 trang trại cam rộng 7ha được anh chị mua từ năm 2007 ở Khuổi Mù (Bắc Quang - Hà Giang).

Anh Nguyễn Văn Phò, chồng chị Hằng, tâm sự: “Những ngày đầu đặt chân lên vùng đất mới, chúng tôi không khỏi lo lắng do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm chăm sóc, việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn và thương xuyên bị thương lái ép giá”.

Còn nhớ những lúc cam tiêu thụ khó khăn, vốn liếng cạn kiệt, vợ chồng chị Hằng vô cùng chán nản và có ý định bỏ cuộc. Nhưng rồi trong lúc gian nan nhất, cán bộ tín dụng của Agribank Hàm Yên đã tin tưởng đầu tư 400 triệu đồng để vợ chồng chị xây dựng trang trại cam một cách quy củ, khoa học.


Ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc Agribank Hàm Yên tâm sự: Một mô hình đầu tư tới 400 triệu đồng ở Hàm Yên không phải là nhỏ, do vậy, trước khi đồng ý cho vay, chúng tôi cử cán bộ tín dụng đi khảo sát mô hình trồng cam và phát triển kinh tế trang trại của anh Phò. Dù rất tin tưởng vào khả năng của họ, nhưng có lúc chúng tôi vẫn tưởng mình đã nhầm. Số là vụ cam đầu tiên, cây chuẩn bị cho quả bói thì gặp điều kiện thời tiết bất lợi, làm cả vụ cam gần như mất trắng, khiến cán bộ ngân hàng cũng mất ăn, mất ngủ theo.

“Nhưng điều đáng mừng là thiên nhiên khắc nghiệt không vùi giập được ý chí quyết tâm làm giàu của vợ chồng anh Phò. Dù có chút nản chí nhưng anh chị không bỏ cuộc, đến vụ sau thì họ thành công và từ đó đến nay, chưa vụ nào gia đình bị thua lỗ. Như năm nay, 10ha cam cho thu hoạch gần 200 tấn quả, tính theo giá thị trường là 10.000 đồng/kg thì ít nhất anh Phò thu lãi hơn 1,5 tỷ đồng”, ông Tuấn cho biết.


Ngoài gương tỷ phú trồng cam trên, ở Hàm Yên, cái tên Chúng A Lỷ cũng được nhiều người biết đến. Vườn cam của ông Lỷ rộng hơn 4ha, mỗi vụ cho thu hoạch 70 - 100 tấn quả, doanh thu bình quân trên 300 triệu đồng. Chỉ 3 - 4 năm sau khi cam cho thu hoạch, vợ chồng ông đã xây được căn nhà trị giá ngót nghét tỷ đồng, đồng thời còn dư dật để mở thêm cửa hàng tạp hóa phục vụ tiêu dùng cho bà con trong thôn.


Một “đại gia” cam đất Hàm Yên nữa là ông Hà Văn Nhất ở thôn 5 Thống Nhất, xã Yên Phú, với gần 2.000 gốc cam sành, hàng năm thu hoạch khoảng 50-60 tấn quả, thu nhập bình quân 400-500 triệu đồng. Đặc biệt là vụ cam năm 2011, do biết cách chăm sóc, điều chỉnh cho cam chín muộn nên ông Nhất giữ được quả đến cuối vụ, sản lượng trên 50 tấn, bán với giá 15.000 - 20.000 đồng/kg, doanh thu gần 1 tỷ đồng.

Trao đổi với phóng viên, bà Tạ Thị Thu, Giám đốc Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên chia sẻ: “Trước năm 2000, huyện Hàm Yên có gần 1.500ha cam sành nhưng chủ yếu là các vườn cam nhỏ lẻ, phân tán, trồng theo lối quảng canh, ít đầu tư chăm sóc nên năng suất chỉ đạt 5-6 tấn/ha, mẫu mã quả lại không “bắt mắt”, không đồng đều nên chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nhưng từ năm 2005 trở lại đây, cây cam sành đã phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng. Theo thống kê, toàn huyện hiện có gần 2.500ha cam sành, trồng tập trung ở 9 xã, trong đó Phù Lưu trồng nhiều nhất với hơn 900ha và 600 hộ tham gia”.

Sẽ tiếp tục đầu tư

Theo ông Tuấn, trong những năm qua, cùng với việc cho nông dân vay vốn trồng cam, cán bộ tín dụng của Agribank đã tích cực triển khai các giải pháp tăng thu, tận thu lãi, phí dịch vụ, thu nợ, thực hành tiết kiệm chống lãng phí… nên lĩnh vực tài chính luôn đạt kết quả tốt. Trong năm 2012, tổng dư nợ cho vay toàn huyện đạt 274.492 triệu đồng, tăng hơn 56.454 triệu đồng so với năm trước, tỷ lệ tăng trưởng 25,9%; tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng 52.302 triệu đồng.

Nét nổi bật trong năm 2012 là Agribank Hàm Yên đã chú trọng tăng nguồn vốn dân cư, coi huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động kinh doanh. Bằng các biện pháp tuyên truyền, động viên, khuyến khích, thông báo thể lệ, lãi suất kịp thời đến các cơ quan, tổ chức kinh tế - xã hội và các xã, thôn, bản để mọi người dân được biết nên kết quả là, đến ngày 31/12/2012, nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 260.169 triệu đồng, tăng 84.502 triệu đồng so với năm 2011.

Xác định 2013 là năm phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức nên Agribank Hàm Yên tiếp tục ưu tiên đầu tư vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, ngân hàng sẽ quán triệt và tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Agribank Việt Nam về phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính nông thôn, thực hiện tốt Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và các chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó tập trung ưu tiên vốn cho “tam nông”, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội; tiếp tục thực hiện Nghị định 41 về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn và các dự án hỗ trợ tam nông của tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt là chú trọng đầu tư vốn vào sản xuất cam, mía, chăn nuôi trâu, lợn,... Đơn vị đặt ra nhiều mục tiêu cho hoạt động kinh doanh như nguồn vốn huy động tăng từ 20% trở lên so với năm 2012, dư nợ tăng trưởng dưới 20%, tỷ lệ dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 100%/tổng dư nợ…
 

 

Ông Nguyễn Văn Chung, Phó giám đốc Agribank tỉnh Tuyên Quang cho biết: Năm 2012, nguồn vốn huy động của Agribank Tuyên Quang đạt 2.754 tỷ đồng, tăng 756 tỷ đồng so với cuối năm 2011, tốc độ tăng trưởng đạt 37,8%. Trong đó, tiền gửi dân cư tăng trưởng tốt, đạt 2.253 tỷ đồng, tăng 574 tỷ đồng so với năm 2011; tỷ trọng tiền gửi dân cư trên tổng nguồn vốn huy động đạt 81,8%. Tổng nguồn vốn cho vay theo Nghị định 41 tính đến ngày 31/12/2012 đạt 1.927 tỷ đồng, trong đó cho vay sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đạt 671.122 triệu đồng, phát triển ngành nghề nông nghiệp, nông thôn 385.180 triệu đồng…

 


Thành Vinh

 


Nguồn:kinhtenongthon.com.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232


Hôm nayHôm nay : 27048

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 172921

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73219892